K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

Refer

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

2 tháng 4 2022

3 đến 5 câu thôi nhe

 

14 tháng 4 2022

Trong những năm qua, với mảnh đất hiếu học có bề dày truyền thống, Cầu Giấy không chỉ là niềm tự hào của nguời dân Cầu Giấy về thành tích học mà còn là niềm tự hào của cả nước.Mỗi học sinh Cầu Giấy luôn coi nơi đây là cái nôi học tập, cần phải giữ gìn truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ học tập mà ông cha ta đã dày công vun đắp.Tuy vậy nhưng dòng họ Nguyễn Như Uyên tôi vẫn thích nhất.Dòng họ này đã đạt được rất nhiều giải thưởng.Qua đó tôi sẽ lấy dòng họ Nguyễn Như Uyên làm gương để mai sau học thật dõi giống những người trong dòng họ Nguyễn Như Uyên.

Chúc bạn hoc tốt! hihi

2 tháng 5 2023

Lịch sử hình thành

Từ xa xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, chia nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, Cầu Giấy thuộc Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889, thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Nội. Năm 1915, huyện Hoàn Long của Hà Nội sáp nhập vào tỉnh Hà Đông; Năm 1918, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943, Cầu Giấy lại tách khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội (Đại lý Hoàn Long).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại đơn vị hành chính và qua nhiều lần đổi tên. Tháng 5/1946, Cầu Giấy thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội; năm 1947 thuộc quận IV, sau đó là huyện Trấn Tây; từ năm 1949 đến năm 1954 thuộc quận ngoại thành. Sau ngày Thủ đô được giải phóng, từ năm 1956 thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất quận V và quận VI. Nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ Liêm, trên đất Cầu Giấy có thể phân ra thành mấy vùng dân cư cổ: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô); vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); vùng Giàn Kính Chủ (Trung Hòa).

 

 

Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng, nghề dệt lĩnh, lụa sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm); Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời, sản xuất kẹo  mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương....

Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên  ở Hà Nội.....

Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, là một trong những cái nôi văn hiến, có rất nhiều người học giỏi, đỗ cao, nhiều vị tiến sĩ đã làm rạng rỡ đất nước, quê hương như: Hoàng Quán Chi đỗ Đệ nhất Thái học sinh, khoa Quý Dậu đời Trần (1393) được tham dự triều chính; Nguyễn Quang Minh đỗ Đệ nhất Thái học sinh đời Hồ (1400), làm quan tới chức Nội thị hành khiển; Nguyễn Như Uyên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (1469), từng giữ chức Tham tụng Lại Bộ thượng thư trưởng lục bộ sử, kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, các cụ đều ở làng Cót (Yên Hòa). Ở Nghĩa Đô, có Nguyễn Lan đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472); Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị tiến sĩ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ năm (1502). Ở Dịch Vọng, có Nguyễn Sần còn gọi là Nguyễn Tiên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê (1554); Lê Thế Lộc đỗ Tam giáp tiến sĩ đời Mạc (1586); cử nhân, tú tài thì cả vùng có tới hàng trăm. Cầu Giấy còn là vùng đất thơ văn, các tác giả để lại các tác phẩm thơ văn, lịch sử có giá trị đối với quê hương và đối với cả nước: tiến sĩ văn học, nhà thơ Nguyễn Khả Trạc (Mai Dịch); soạn chế, biểu, chiếu, thơ, phú có Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô). Thời cận đại có Hoàng Thúc Trâm - bút danh Hoa Bằng (Yên Hòa), biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt tác phẩm Quang Trung (1788-1792), viết trước cách mạng, được tái bản năm 1988 với tiêu đề “Quang Trung người anh hùng dân tộc”, tác phẩm được giải Thưởng nhà nước năm 2000. Thời hiện đại, ở Cầu Giấy còn có nhiều người nổi danh trong cả nước với sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật văn hóa, giáo dục như giáo sư Hoàng Xuân Sáng - chuyên gia vật lý nguyên tử thuộc Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pari, nữ Giáo sư - Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính

 

 

Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cùng với nhân dân Huyện Từ Liêm, nhân dân quận Cầu Giấy có truyền thống rất đáng tự hào; trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, nhân dân Cầu Giấy đã kề vai sát cánh cùng với nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước làm nên những chiến thắng oanh liệt. Giữa năm 1941, Cầu Giấy được Xứ ủy Bắc kỳ chọn làm cơ sở bí mật của Xứ ủy, là đầu mối giao thông liên lạc giữa Hà Nội và các vùng trong Xứ ủy, các miền của cả nước, năm 1945, Cầu Giấy là “nơi đứng chân” của Thành ủy, tối ngày 15/8/1945, theo Chỉ thị của Xứ ủy, Thành ủy triệu tập hội nghị bất thường gồm các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong, thanh niên xung phong ở Chùa Hà để rà soát lực lượng và bàn những công việc cấp bách chuẩn khởi nghĩa; tối 16/8/1945 tại nhà Bà Hai Nhã (thôn tiền, Dịch Vọng) Thành ủy và Ủy ban quân sự Cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa) họp hội nghị cán bộ mở rộng quyết định khởi nghĩa vào sáng ngày 19/8. Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân Cầu Giấy vừa xây dựng, bảo vệ Thủ đô, vừa hăng hái chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, hàng nghìn thanh niên nghe theo tiếng gọi Tổ Quốc đã sẵn sàng lên đường tham gia chiến đấu, góp phần xương máu của mình để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi nước nhà độc lập, nhân dân Cầu Giấy lại tiếp tục đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc trong đó có chiến tranh Biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.

 

 

 

Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển

Từ vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quận chưa đồng bộ. Sau hơn 20 năm qua, kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển Quận về mọi mặt theo hướng văn minh – hiện đại; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.

Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và  Công nghiệp - Xây dựng”. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.982,487 tỷ đồng và không còn thành phần kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 206.137,270 tỷ đồng. Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông. Thu ngân sách tăng từ gần 35 tỷ đồng năm 1998 lên hơn 6.850 tỷ đồng năm 2017 (tăng gần 196 lần).

Sự nghiệp văn hóa - xã hội liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.

Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm. Năm 2017, quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo theo tiêu chí trên địa bàn.

Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng đi vào nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã đầu tư có hiệu quả phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân không chỉ của quận Cầu Giấy mà còn của nhân dân các vùng lân cận, đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo đô thị của quận.

Luôn coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang – công an, quân đội, các ngành nội chính trong sạch vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận An ninh nhân dân vững chắc; công tác huấn luyện, diễn tập được duy trì thường xuyên, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội của quận luôn được đảm bảo, là cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quận.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt. Hai mươi năm qua Đảng bộ quận không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Khi mới thành lập, Đảng bộ quận có 33 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 3.600 đảng viên, đến tháng 6 năm 2018, Đảng bộ có 42 tổ chức cơ sở Đảng với 16.776 đảng viên; các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên được củng cố,  kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; chất lượng hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền được nâng cao, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tác phong, phong cách làm việc trước hết là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu công việc. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội luôn được đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt trong các phong trào thi đua của Quận.

Ghi nhận những thành tựu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy phấn đấu và đạt được trong hơn 20 năm qua , Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2002); Huân chương Lao động hạng Nhì (2006); Huân chương Lao động hạng Nhất (2012); Huân chương Lao động hạng Ba lần thứ hai (2017).

 

 

 

18 tháng 3 2022

D

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

LLVT Thủ đô ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng Thủ đô. Cán bộ, chiến sĩ xuất thân từ mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, giúp đỡ, che chở, đùm bọc mà từng bước trưởng thành. Mục tiêu chiến đấu của LLVT Thủ đô là giành và giữ vững độc lập, tự do cho quê hương đất nước, cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Thủ đô trong bất cứ tình huống nào cũng luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cán bộ, chiến sĩ của các đội cảm tử quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, của các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để tiêu diệt quân thù, nhiều đồng chí bị thương nặng vẫn không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...Sự hy sinh và chiến công của họ, góp phần bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến.

2 tháng 5 2022

Thank Bn nha yeu

18 tháng 5 2022

56 ngày đúng ko nhỉ (mik ko nhớ)

18 tháng 5 2022

Tham khảo:

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

25 tháng 5 2022

`56` ngày đêm

25 tháng 5 2022

Tham khảo

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

9. 

Những điều kiện thận lợi để phát triển du lịch ở nước ta là:

Có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

Có các di sản thế giới

Nhiều lễ hội truyền thống

Có các vườn quốc gia

Các loại dịch vụ du lịch được cải thiện.

4 điểm du lịch nước ta là: Vịnh Hạ Long  , Chùa Một Cột , Phố cổ Hội An , Cố đô Huế 

10 Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giớimở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”

 

18 tháng 5 2022

C

18 tháng 5 2022

C?

5 tháng 5 2022

tham khảo:")

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng mãnh, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch,.

5 tháng 5 2022

cảm ơn bạn nhiều