K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

THAM KHẢO:
Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

6 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

 

6 tháng 11 2021

mn giúp với

21 tháng 10 2021

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

21 tháng 10 2021

bn tham khảo nhé!

 

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

    “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ.  Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.

2. 

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

25 tháng 3 2021

tham khảo

Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn.

29 tháng 11 2021

 Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.