K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

Ủa rồi lớp 10 đã học CTNX luôn??

Dạng đề: Nghị luận 

Vấn đề bàn luận: Cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ và cuộc sống đời thực khác xa (Đối tượng: Bức ảnh chụp chiếc thuyền ngoài xa trong ánh sáng bình minh và chiếc thuyền tiến lại gần với bao ''sóng gió'' bên trong)

Thao tác lập luận: Chứng minh

Phạm vi kiến thức: Bao quát cả vấn đề, chứng minh được thực tế khác xa so với vẻ đẹp của bức hình. 

 Dạng đề: Phân tích tình huống truyện

- Vấn đề: Tìm hiểu về tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và dụng ý nghệ thuật đằng sau đó

- Bàn luận: 

+ Giải thích về tình huống truyện và nói sơ qua về vai trò của tình huống truyện với truyện ngắn

+ Nêu tình huống truyện của chiếc thuyền ngoài xa 

+ Ý nghĩa của tình huống truyện ấy với tác phẩm 

+ Ý nghĩa của tình huống truyện ấy trong việc thể hiện dụng ý của tác giả

- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, giải thích

- Phạm vi kiến thức, tư liệu: Lí luận văn học về Tình huống truyện, phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

- Cảm nhận của em về nhan đề "Vợ Nhặt" 

- Phân tích chữ "Nhặt": người ta chỉ nhặt đồ vật, hàng hóa bị người ta vứt bỏ hoặc đánh rơi ngoài đường. Ấy vậy Tràng lại nhặt được thị về làm vợ của mình

=> Thời kì ấy, thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào.

- Phân tích chữ"vợ": Chữ vợ này lại là sự trân trọng. Người vợ là bếp lửa thắp lên sự ấm áp cho mỗi gia đình. Thường người ta hỏi vợ, cưới vợ với sính lễ đàng hoàng. Còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.

=> Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

=> Nhan đề "vợ nhặt" thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Với nhan đề này đã lột tả rõ thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945. Nhưng đồng thời lại tỏa sáng tình người cao đẹp cưu mang, đùm bọc lúc khó khăn và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

13 tháng 8 2023

Theo t thấy ''Dạng đề'' ở đây kiểu như hỏi về văn bản này thuộc loại nghị luận hay miêu tả hay so sánh ý. Còn ''Vấn đề'' ở đây là văn bản bàn đến cái gì (đại loại như nội dung rồi ý nghĩa ấy). Đề kiểu này với lớp 10 là ko dễ với bạn này viết đề cũng chưa rõ ràng nên hơi khó hiểu... ☕

Em đồng ý với quan điểm trên. Câu nói cuối cùng của Chí Phèo chính là lời tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bởi: 

- Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành chăm chỉ nhưng lại bị hãm hại rồi trở thành con quỷ người người căm ghét chính là gián tiếp do bàn tay của Bá Kiến và là hậu quả trực tiếp của lao tù thực dân. 

- Chí muốn làm người lương thiện nhưng xã hội lại dồn hắn vào đường cùng. Chỉ tha thiết có một hạnh phúc giản đơn mà tất cả đều bị dập tắt mất bởi chính những định kiến của xã hội lúc bấy giờ. Hắn đánh mất tất cả chính là do hoàn cảnh xã hội đẩy hắn vào đường cùng. 

- Nhưng câu nói trên cũng thể hiện khát vọng của Chí. Hắn đến chết vẫn muốn làm người lương thiện, được xã hội thừa nhận là một phần trong đó. Khát vọng lương thiện tưởng chừng rất đơn giản nhưng với Chí lại không thể làm được. Hắn đã gây ra quá nhiều tội lỗi như vết chai trên mặt hắn sẽ không bao giờ biến mất => sự bế tắc tột cùng của một tâm hồn tội lỗi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề và nêu cách hiểu của bản thân.

- Nêu suy luận về vấn đề tác giả bàn luận.

- Nêu ý nghĩa của vấn đề ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.

- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.

- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

5 tháng 3 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

17 tháng 8 2018

Chữ ta của Hữu Thọ:

a, Bài viết bàn về: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa

    + Phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi

b, Luận điểm

    + Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta

    + Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản là: Ý nghĩa thực chất của việc sáng tác thơ ca đối với người nghệ sĩ.