K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2018

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chi, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương để làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đồ khoai xanh tốt, cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. “Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho” là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao dộng, nhà nhà phải lao động; lao động một cách Gần cù. siêng năng.

Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phấm chất cao quý của họ:

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dán lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là “nhác làm siêng ăn”, là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.

Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

Đời người chỉ một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.

Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng, chi biết “há miệng chờ sung”.

Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”. Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?

Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp...

22 tháng 8 2018

Mai Văn Tài cậu giỏi thật.Chúc cậu học giỏi nhé .Cảm ơn cậu rất nhiều.

6 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta và cần được giữ gìn và phát huy. Truyền thống ấy được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhất là khi đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đoàn kết lại được dâng cao hơn bao giờ hết để có thể giành được độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước. Như Bác Hồ từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Đoàn kết là sự gắn bó, chúng tay để cùng làm một việc gì đó. Nó có thể là sự góp sức của một nhóm người, hay cả một lớp người với số lượng đông đảo vì một mục đích chung nào đó. Mà thành công chính là việc đạt được mục đích mà nhóm người đó hướng tới. Câu nói của Bác đã đưa ra một câu có quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Bác muốn răn dạy chúng ta rằng có đoàn kết thì mới thành công và khối đoàn kết càng chặt chẽ, càng lớn mạnh thì sẽ gặt hái được càng nhiều thành công. Qua đó có thẻ thấy đoàn kết là yếu tố quan trọng để đưa tới thành công.

Câu nói của Bác là một đạo lý rất đúng đắn, gắn với mọi thời đại. Cuộc đời mỗi người không thể nào mãi là một cá thể đơn lẻ, con đường mỗi người chúng ta bước đi không phải là con đường toàn hoa và trải thảm đỏ. Vì thế trong cuộc sống chúng ta gặp không ít những khó khăn, trắc trở mà một mình sẽ không thể thành công được. Con người là cá thể nhỏ bé trước thiên nhiên và xã hội. Có rất nhiều việc chúng ta không thể nào tự hoàn thành mà cần phải có sự chung tay, giúp sức từ người khác. Chính vì thế ta mới nói rằng không ai mãi là một cá thể hoạt động đơn lẻ được.

Câu nói này đã được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đứng trước kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta gấp nhiều lần cả về tài lực và vật lực, hai quốc gia có trang bị vũ khí tân tiến hàng đầu thế giới. Nếu so sánh như vậy thì quân và dân ta sẽ không có phần thắng trong tay. Nhưng trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm thì quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến ấy đoàn kết đóng vai trò rất to lớn cho chiến thắng của dân tộc. Thử hỏi rằng nếu có đường lối đúng đắn nhưng lòng dân không vững vàng, thiếu sự đoàn kết thì có tạo nên sức mạnh phi thường ấy không? Khi thời chiến sức mạnh tinh thần đoàn kết được đề cao và trong thời bình cũng vậy. Chiến tranh qua đi nhưng nó để lại trên từng mảnh đất của quê hương những tàn tích, những đau thương mất mát. Khi ấy tinh thần đoàn kết không những không đi xuống mà còn nâng lên một tầm mới. Đó là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau để khắc phục hậu quả của chiến tranh, để xoa dịu những nỗi đau và gầy dựng đất nước.

Trong cuộc sống thường ngày đoàn kết còn được biểu hiện qua sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Hằng năm dưới ảnh hưởng của thời tiết ngày một khắc nghiệt khiến đồng bào ta phải chịu rất nhiều những khó khăn, mất mát. Những mùa mưa bão, lũ quét khiến nhân dân bị mất trắng cả nhà cửa, gia súc và hoa màu. Khi ấy những người con của mọi miền Tổ quốc hay ở phương xa đều hướng về đồng bào gặp khó khăn hoạn nạn để có những hành động giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều kẻ mưu mô, trục lợi, không có tinh thần đoàn kết. Họ luôn có hành động cử chỉ, lời nói nhằm chia rẽ, kích động để phá vỡ khối đoàn kết. Đó là những người cần phải lên án.

 

Có thể thấy đoàn kết giúp mọi người gần nhau hơn tạo nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đoàn kết còn đem lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống mỗi khi chúng ta cùng với người khác cố gắng thực hiện một điều gì đó và đạt được thành tựu tốt, hay mỗi khi ta làm một việc thiện để giúp đỡ đồng bào. Vì thế mỗi chúng ta cần tiếp nối, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc để có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống, được mọi người yêu mến.

6 tháng 4 2021

e viết bài văn cơ hơi ngắn chị ạ

 

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 

8 tháng 5 2022

refer

– Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". – Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

=> Thể hiện tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.

 

– Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên. Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó. Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân- nguyệt,nguyệt- nhân. ("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia"). Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết. Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.

– Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị. Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó. Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi ("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu"). Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ. Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.

=> Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

18 tháng 5 2022

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

17 tháng 12 2020

Các bác, cô,chú... nông dân hằng ngày ra đồng cày ruộng, họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Chúc bạn học tốt!

5 tháng 9 2019

Gợi ý :

1. Mở bài

Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.

2. Thân bài

a. Miêu tả bản thân khi đã lớn

* Đối với các bạn nam

  • Vóc dáng, ngoại hình:
    • Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều
    • Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
    • Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
    • Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
  • Tính cách:
    • Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
    • Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
    • Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
    • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

* Đối với các bạn nữ

  • Vóc dáng, ngoại hình:
    • Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
    • Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
    • Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, dịu dàng, nữ tính hơn.
    • Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
  • Tính cách:
    • Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
    • Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
    • Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
    • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

b. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài "...thấy mình đã khôn lớn"

Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ

  • Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
  • Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
  • Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
  • Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
  • Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
  • Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
  • Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
  • Mẹ nói với tôi ràng: ''Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".

c. Cảm nhận về bản thân mình

Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.

3. Kết bài

  • Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
  • Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.

Có lẽ mỗi một người đều có một khái niệm trưởng thành của riêng mình. Còn đối với tôi trưởng thành là một điều gì đó lớn lao nhưng lại được thể hiện ngay từ những điều nhỏ bé.

Trước đây, cứ ngỡ rằng chỉ cần cao lớn, khỏe mạnh như các anh, các chị là đã trưởng thành. Nhưng khi bước vào tuổi 21 thì suy nghĩ về sự trưởng thành không còn đơn giản như vậy nữa. Đối với tôi hiện giờ mà nói, trưởng thành không quy định độ tuổi nào cả, có những e chỉ mới cấp 2 đã có những suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành nhưng cũng có những anh chị 30 tuổi rồi vẫn chưa được gọi là trưởng thành. Bởi vì sao các bạn biết không?

Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống. 

Trưởng thành là khi nhận ra sự hi sinh của cha mẹ, là biết yêu thương máu mủ của mình; là sự cảm thông với mọi số phận, hay là cả khi nhặt một chiếc lá ngoài đường bỏ vào thùng rác…Trưởng thành đôi khi chỉ xuất phát từ những điều nhỏ nhặt như vậy trong cuộc sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn

Các bạn có biết những người trưởng thành khác với trẻ con ở điểm nào không? Đó chính là khi gặp vấp ngã sẽ tự mình đứng lên, chống chọi với mọi sóng gió một cách kiên cường, chấp nhận thực tại và vui vẻ bước tiếp cuộc đời của mình cho dù cuộc sống đầy rẫy chông gai. Ở quê tôi trước đây có anh buôn bán kinh doanh nhưng vì một vài sự cố đã vỡ nợ, anh ấy đã chọn cách kết thúc cuộc đời của mình bỏ mặc gia đình vợ con sau lưng…Lúc đó tôi tự hỏi rằng liệu đấy có phải là trưởng thành mà người lớn hay nói không?

Trưởng thành cứ ngỡ lớn lên là sẽ có. Nhưng sự thật không phải như vậy.Các bạn thấy đấy đất nước hiện nay tệ nạn xã hội nhiều vô kể: nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp… vậy những người đó có được coi là đã trưởng thành không?. Những người người lớn lên chỉ phá hoại xã hội, phá hoại đất nước liệu coi là trưởng thành được không?. 

Vậy đấy! đâu có dễ dàng gì để được coi là một người trưởng thành. Nhưng “trưởng thành” không từ chối bất kì một ai. Hai chữ “trưởng thành” tưởng chừng như đơn giản nhưng  mỗi chúng ta đều cần phải có, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, không ai có thể cứ trẻ con mãi được. Tôi đã đọc được một câu ở trên một trang web nọ rằng “con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cây không ra trái. Trong kinh thánh, chúa  Je-su có nói với các môn đệ rằng nếu cây không ra trái, người ta sẽ chặt nó đi, và ném nó vào lửa”.. Hơn bao giờ hết chúng ta đều phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành thật sự.