K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2023

- Em đã từng sử dụng nhiều kiến thức lịch sử liên quan đến toán học, vật lí, khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa … để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích ý nghĩa các hình ảnh in trên tờ tiền 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, 500 nghìn đồng của Việt Nam.

+ Vận dụng kiến thức lịch sử về các nhân vật, sự kiện để giải đáp những thắc mắc về tên các con đường trong thành phố (đường 30/4, đường Mai Chí Thọ, Lê Văn Việt, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, …)

30 tháng 9 2023

1.
Muốn lấy ví dụ thì em phải hiểu rõ khái niệm của lịch sử: là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Ví dụ: những việc em làm ở 5 phút trước đã trôi qua và hiện tại em đang làm việc khác.
2. 
một số kiến thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập lịch sử đã được em vận dụng vào thực tế: Em đã được biết về các di tích lịch sử, các di sản văn hoá và em sẽ đến tham quan khi đi du lịch
 

30 tháng 10 2023

Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại
- Để hiểu nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực, chúng ta cần nhìn lại lịch sử của biến đổi khí hậu. Từ thời kỳ công nghiệp hóa, việc thải khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác vào không khí đã dẫn đến tăng nhiệt độ toàn cầu. Lịch sử cho thấy, những quyết định của con người trong quá khứ, từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch đến phát triển công nghiệp không bền vững, đều đã đóng góp vào việc tăng cường hiện tượng này.

- Tác động của việc băng tan ở Bắc Cực đối với nhân loại là rất to lớn. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là sự tăng mực nước biển, có thể gây ngập lụt ở các khu vực ven biển và thậm chí làm mất đi các đảo nhỏ. Ngoài ra, sự mất mát của môi trường sống ở Bắc Cực cũng ảnh hưởng đến các loài động vật địa phương và có thể dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên như cá hồi, ảnh hưởng tới ngành công nghiệp đánh bắt và thậm chí là nguồn thức ăn của nhiều quốc gia.

11 tháng 10 2023

Mối quan hệ giữa kiến thức và bài học lịch sử với cuộc sống hiện tại:

- Sử dụng tri thức lịch sử, thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khơi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian. 

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử. 

11 tháng 10 2023

- Giải thích hiện tượng băng tan ở Bắc Cực: Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ yếu là do con người. Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. 

- Tác động của hiện tượng này đối với nhân loại: 

+ Biến đổi khí hậu. 

+ Nắng nóng kéo dài. 

+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển.

+ Mực nước biển dâng cao.

+ Ảnh hưởng tới các loài động vật sinh sống ở Bắc Cực như chim cánh cụt, gấu tuyết, ....

+ Diện tích đất liền bị thu hẹp do nước biển dâng.

12 tháng 10 2023

1. Việt Nam: Việt Nam có một lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 500.000 năm trước Công nguyên). Trong thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm trước Công nguyên), người Việt đã bắt đầu trồng trọt và nuôi dưỡng gia súc. Trong thời kỳ đồ đồng (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên), người Việt đã phát triển nghề đúc đồng và sản xuất gốm sứ. Trong thời kỳ đại Việt (từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15), Việt Nam đã trở thành một đế quốc lớn và phát triển nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế và chính trị.
2. Campuchia: Campuchia có một lịch sử phong phú, bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 6.000 năm trước Công nguyên). Trong thời kỳ Angkor (từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15), Campuchia đã trở thành một đế quốc lớn và phát triển nhiều lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa.
3. Indonesia: Indonesia có một lịch sử phong phú, bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 2 triệu năm trước Công nguyên). Trong thời kỳ đồ đồng (khoảng 2.500 năm trước Công nguyên), người Indonesia đã phát triển nghề đúc đồng và sản xuất gốm sứ. Trong thời kỳ đại Nam Hải (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14), Indonesia đã trở thành một đế quốc lớn và phát triển nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế và chính trị.

11 tháng 10 2023

Các ý được suy ra từ phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

-Lịch sử chỉ xảy ra 1 lần và sẽ không lặp lại

-Sử học cần phải dựa vào các nguồn tài liệu để khôi phục hiện thực khách quan

-Điều kiện quan trọng nhất để lịch sử được kể đúng sự thật là nó phải trung thực, khách quan

=>Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực  và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.