K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2019

a) Nông nghiệp - Kết quả:

      + Sẩn xuất được nhiều nông sản có năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn).

      + Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng.

      + Đồng bằng châu thổ sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường; đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

- Nguyên nhân: Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp: giao quyền sử dụng đất cho nông dân; cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thông thuỷ lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt; đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới; miễn thuế nông nghiệp...) tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

b) Công nghiệp

Kết quả:

      + Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới (than, thép, xi mãng, phân đạm).

      + Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động phát triển và góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ và đã đưa người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (tháng 10 - 2003).

- Nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Các trung tâm này đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,...

- Ở nông thôn, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác dựa trên lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

- Nguyên nhân:

      + Các xí nghiệp, nhà máy được chủ động trong việc lập kế hoạch, sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

      + Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới và cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kỉnh tế, khu chế xuất.

      + Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.

      + Từ đầu năm 1994, thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sông được cải thiện.

1 tháng 4 2017

* Hiện đại hóa công nghiệp :

- Kết quả :

+ Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng.

- Nguyên nhân :

+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Thu hút vốn đầu tư lớn.

+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.


* Hiện đại hóa nông nghiệp :

- Kết quả:

+ Đã sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Nguyên nhân:

+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.

+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dân.

1 tháng 4 2017

* Hiện đại hóa công nghiệp :

- Kết quả :

+ Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng.

- Nguyên nhân :

+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Thu hút vốn đầu tư lớn.

+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.


* Hiện đại hóa nông nghiệp :

- Kết quả:

+ Đã sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Nguyên nhân:

+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.

+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dân.


20 tháng 3 2017

   - Từ năm 1978 Trung Quốc đề ra nhiệm vụ hiện đại hóa công nghiệp và đạt nhiều thành quả lớn là nhờ:

      + Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ với thị trường thế giới.

      + Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

      + Hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

      + Xây dựng các công viên khoa học – công nghệ.

21 tháng 2 2017

Những biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.

Từ năm 1978, Trung Quốc hiện đại hóa nông nghiệp và đạt nhiều thành quả to lớn là nhờ những biện pháp sau:

   - Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

   - Nhà nước miễn thuế nông nghiệp.

   - Cải thiện cơ sở hạ tầng: đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phát triển giao thông và hệ thống thủy lợi, cải tạo giống.

7 tháng 11 2023

Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:

- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.

- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Lúa mì: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc, bồn địa Tarim, ven hồ Thanh Hải

+ Lúa gạo: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên, ven bờ các đảo Đài Loan và Hải Nam.

+ Cây ăn quả: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam

+ Cừu: được nuôi chủ yếu ở vùng Đông Bắc, các khu tự trị phía Tây, bồn địa Tarim và sơn nguyên Tây Tạng.

+ Lợn: được nuôi chủ yếu ở vùng trung tâm đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên.

11 tháng 4 2017

Nhận xét:

- Nhìn chung sản lượng nông sản tăng. Tuy nhiên, một số nông sản (lương thực, bông, mía) có sản lượng năm 2000 giảm so với năm 1995 (do biến động thất thường của thời tiết)

- Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu).

23 tháng 11 2018

- Nhận xét sự phân bố:

      + Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc.

      + Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc.

      + Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và đông nam Trung Quốc.

      + Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông.

      + Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.

      + Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh.

      + Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển.

      + Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.

      + Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông).

      + Dệt may: phân bố rộng khắp ở nhiều nơi phía Đông.

- Phân tích:

      + Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...).

      + Các nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp Trung Quốc bao gồm cả tự nhiên (địa hình, tài nguyên khoáng sản, ...), lẫn kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lôi chính sách, thị trường,..)

19 tháng 1 2019

Hướng dẫn: Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do Trung Quốc có chính sách cải cách nông nghiệp với nhiều biện pháp trong nông nghiệp như giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo – xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai, phổ biến giống mới,…

Đáp án: B

28 tháng 7 2023

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...