K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2018

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21oC), số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong một năm, lượng mưa trung bình năm lớn (1500 - 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc và màu hạ nóng ẩm với gió màu tây nam.

- Khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc xuống nam và từ tây sang đông) rất rõ rệt.

- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...).

5 tháng 6 2017

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21oC), số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong một năm, lượng mưa trung bình năm lớn (1500 - 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc và màu hạ nóng ẩm với gió màu tây nam.

- Khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc xuống nam và từ tây sang đông) rất rõ rệt.

- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...).

14 tháng 12 2021

TK

 * Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

14 tháng 12 2021

tham khảo

 

 Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

 * Giải thích:

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...

- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .

 * Các biện pháp:

 - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .

 - Nâng cao mức sống của người dân .

 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .

 - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

16 tháng 6 2019

- Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa; đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

- Sự phát triển:

      + Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005

      + Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản.

      + Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí,...

- Tiềm năng to lớn: dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa có trữ lượng lớn, đặc biệt ở thềm lục địa phía Nam.

- Sự phát triển:

+ Dầu khí là ngành kinh tế biến mũi nhọn. Bắt đầu khai thác từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng.

+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành (xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hoá dầu,...).

+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm,...

6 tháng 6 2017

- Tiềm năng to lớn: dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa có trữ lượng lớn, đặc biệt ở thềm lục địa phía Nam. - Sự phát triển: + Dầu khí là ngành kinh tế biến mũi nhọn. Bắt đầu khai thác từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng. + Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành (xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hoá dầu,...). + Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm,...

4 tháng 3 2022

Tham khảo 

 

Tình hình phân bố một số cây công nghiệp ở nước ta:

Cây công nghiệp hàng năm:

Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

Cây công nghiệp lâu năm:

Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp là:

Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp va góp phần bảo vệ môi trường

16 tháng 12 2021

TK

 

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

NG
10 tháng 1

a) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Nhiệt độ:
- Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Khí hậu, ta thấy nhiệt độ trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 22 - 27°C. Biên độ nhiệt độ năm tương đối nhỏ, chỉ từ 8 - 10°C.

- Nhiệt độ cao và ổn định quanh năm là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khá cao, từ 1.500 - 2.000 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa cao và tập trung vào mùa mưa là do nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm không khí ở nước ta tương đối cao, trung bình từ 80 - 85%. Độ ẩm không khí cao là do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Tính chất gió mùa:
- Gió mùa là một đặc trưng quan trọng của khí hậu nước ta. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam là hai hệ thống gió chính ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

- Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh và khô từ phía Bắc xuống. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo không khí nóng và ẩm từ phía Nam lên.

- Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện ở sự thay đổi hướng gió và lượng mưa theo mùa.

b) Tính chất đa dạng và thất thường

Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường thể hiện ở các khía cạnh sau:

Khí hậu phân hóa theo không gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao.

Khí hậu phân hóa theo thời gian:
- Khí hậu nước ta phân hóa theo thời gian theo các mùa trong năm và theo các chu kỳ biến đổi khí hậu.

Khí hậu chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác:
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, biển,...
Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta có những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Tích cực:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các loại cây công nghiệp.

+ Lượng mưa cao cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt.

+ Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.

+ Gió mùa mang lại lượng mưa lớn cho các vùng thiếu mưa.

- Tiêu cực:

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại sâu bệnh.

+ Mưa lớn gây ra lũ lụt, sạt lở đất,...

+ Gió mùa Đông Bắc gây rét hại cho cây trồng và vật nuôi.

+ Gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều, bão, lũ lụt,...

Để ứng phó với tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu, cần có những biện pháp thích ứng phù hợp, như:

- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng để giảm thiểu tác động của thiên tai.

- Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố để chống lũ lụt.

- Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

- Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc phòng, chống thiên tai.

3 tháng 1 2022

Tham khảo

Địa hình: - Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. ... Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.

1 tháng 4 2018

Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).

+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.

- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.

+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...

+ Đồng bằng sông Cửu Long:  đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với  vùng trên.

+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...

+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).