K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2023

Thái độ của tờ báo: rất quan tâm, vui mừng, cảm thán, khâm phục đối với bóng đá Việt Nam, dành cho đội bóng nhiều lời khen ngợi.

5 tháng 12 2023

- Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng? là : bóng đá, cầu thủ, thi đấu, trận đấu, giải đấu, đội bóng, đội tuyển bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, chiến thuật.

- Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài bài viết về lĩnh vực bóng đá, bình luận về bóng đá, giới thiệu về bóng đá,...

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời ,...
Đọc tiếp

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi

0
NG
5 tháng 12 2023

- Sau 60 năm, đội tuyển U22 bóng đá Việt Nam chính thức giành tấm HCV SEA Games 30 - danh hiệu còn thiếu trong phòng truyền thống mà bóng đá Việt Nam đã rất khao khát trong suốt quãng thời gian dài. 

- Tuyển Việt Nam và Thái Lan đang là những tên tuổi lớn của bóng đá khu vực khi cả 2 đều lần lượt giữ chức vô địch ở môn bóng đá nữ. Tại Sea Game 2019, các cô gái trẻ của làng bóng đá Việt Nam đã kiên cường thi đấu giành thắng lợi đem lại vẻ vang cho nền bóng đá nước nhà.

- Đội tuyển bóng đá nam nữ quả thật đã khơi dậy một sự khát khao; gắn kết những mắt xích trong một tập thể mà mỗi người làm tốt phần việc của mình (từ người phiên dịch đến các trợ lý mỗi người mỗi việc); đặt đúng và khai thác đúng những tiềm năng của các cầu thủ.

20 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của

20 tháng 5 2021

Tham khảo

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.