K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

Bạn thay hết chữ " Thu hoặc Bé Thu " thành chữ tôi là được

Tôi rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.

Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều tôi cảm thấy chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà tôi không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, tôi phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. tôi vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi chúng tôi lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, tôi cầu viện ông:

Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:  Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.C. Chuyện về các loài cây. Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?A. Cây quỳnh, cây hoa...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:

 

Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?

A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.

B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.

C. Chuyện về các loài cây.

 Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

 Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?

A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .

B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.

C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.

 Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?

A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

 Câu 5:  Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?

 Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân

 Câu 6:  Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

 

Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.

B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.

C. Em rất yêu mùa xuân.

Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.

B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.

C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.

Câu 9:.  Cho câu văn:  “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.

Động từ là: ………………………………………………

Tính từ là:…………………………………………………………………..

 Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về  ban công nhà bé Thu.

-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.

Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?

............................................................................................................................................................

Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”

a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….

b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:

CN:………………………………………………………………………………………………….

VN:………………………………………………………………………………………............

0
A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? A. Hữu Lâm B. Hải Long C. Phú Lâm D. Hai Long Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. B. Bỏ báo cáo...
Đọc tiếp

A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  
B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực 
hiện theo yêu cầu. 
Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

Bài đọc : Hộp Thư Mật

Hộp thư mật

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.

Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.

Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.

Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.

Hộp thư mật

3
23 tháng 3 2022

chia giùm

Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

mk ko copy dc nên bạn nhấn link nha .-.

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/dong-vai-mot-quyen-vo-va-ke-cau-chuyen-ve-cuoc-doi-minh-faq284289.html

Hôm chủ nhật vừa qua, với tôi là một ngày hội thực sự. Các bạn biết không, tôi được cô giáo và các bạn trong lớp của bạn Thanh Hương đến thăm. Khi bạn Thanh Hương mở khóa tủ và giới thiệu với cô giáo và các bạn, tôi hãnh diện lắm. Hàng mấy trăm cuốn sách đủ loại trong tôi như cũng mỉm cười chào đón khách. Thích nhất là tôi được cô giáo gọi bằng cái tên “Tủ sách quý” của bạn Thanh Hương. Hồi mới ra đời, tôi chỉ là một ngăn tủ với một vài quyển sách, quyển vở năm bạn Hương học lớp 4. Ngoài ra có thêm mươi quyển sách thiếu nhi mà bạn Hương được thưởng và bố bạn mua về cho. Được cái là bạn Hương chăm chút, nâng niu và luôn là người bạn tốt với tôi, quan tâm tới tôi hàng ngày. Mỗi lần lấy sách vở ra học, bạn Hương nhẹ nhàng mở cánh tủ, nâng niu vuốt ve từng quyển sách trong ngăn. Khi đọc xong quyển nào, bạn không quên gấp lại nhẹ nhàng, vuốt lại cho khỏi quăn góc, sờn mép rồi để đúng vị trí mà bạn quy định. Buổi chiều ở nhà tự học, bạn ấy cũng lục tìm sách tham khảo để đọc thêm. Học bài xong, bạn lấy cuốn truyện thiếu nhi ra đọc. Bởi thế tôi cũng luôn được bận rộn, được hoạt động chứ không phải chịu cái cảnh buồn chán vì bụi bám, vì nhện giăng, vì phải đứng “làm duyên” trong xó nhà.Năm bạn Hương lên học lớp 5, bạn càng chăm đọc sách. Bây giờ tôi đã là hai ngăn sách với nhiều loại sách khác nhau. Này nhé, có cả sách giáo khoa, sách tham khảo đọc thêm, sách Kim Đồng và báo Mực tím, Hoa học trò, báo Nhi đồng, báo Thiếu niên Tiền phong nữa. Những sách này một phần được bố mẹ mua cho, được thưởng vì học giỏi, một phần vì bạn Thanh Hương dành dụm tiền ăn quà sáng, tiền lì xì trong dịp Tết mua. Tôi bây giờ chẳng những trông đầy đặn vì các ngăn nhiều sách, mà còn đẹp hơn vì nhiều sắc màu nữa. Tuy có nhiều sách nhưng bạn Thanh Hương vẫn sắp xếp gọn ghẽ đâu vào đấy và thường xuyên chăm lo cho sách, cho tủ sách thêm đẹp. Bây giờ, khi Thanh Hương đã học lớp 6, đã là học sinh giỏi toàn diện thì nhu cầu đọc sách của bạn càng trở nên không thể thiếu được, vì thế tôi đã lớn lên và trở thành một “tủ sách” hẳn hoi. Bạn Hương chăm đọc hơn, vì thế tôi cũng phải luôn luôn bận rộn. Ban ngày thì khỏi phải nói, lúc Bạn Hương lấy sách học Văn, lúc lại lấy sách làm bài tập toán. Rảnh rỗi, bạn Hương lại lấy sách tham khảo, sách thiếu nhi, lấy báo ra đọc một cách say sưa. Bạn Hương còn lấy cả sách cho bạn thân mượn để đọc nữa. Bạn Hương chăm đọc sách và lấy sách ra tham khảo, đến nỗi có hôm đã 22 giờ rồi mà tôi vẫn phải vất vả phục vụ. Ây thế mà lại vui. Tôi luôn luôn tự hào mình là một pho “bách khoa toàn thư”, chứa đựng biết bao điều mới lạ, kì thú về thiên nhiên, về xã hội và con người. Bạn Thanh Hương rất thân với tôi, rất gần gũi với tôi và có vẻ còn tự hào về tôi với mọi người xung quanh nữa. Bạn Thanh Hương có lúc còn tỏ ý cảm ơn tôi đã giúp bạn học giỏi hơn, là người tốt hơn nữa đấy! Còn gì vui bằng mình thật sự có ích cho bạn của mình. Để đáp lại tấm lòng của bạn Thanh Hương, tôi lúc nào cũng vui vẻ phục vụ bạn, động viên bạn. Kết quả của đợt thi học sinh giỏi cấp quận vừa qua của bạn Thanh Hương có đóng góp tích cực của tôi. Vì thế, sau khi nhận được phần thưởng, bạn đã mua về nhiều cuốn sách quý để bổ sung cho “tủ sách” của mình. Tôi tự nhủ: Mình phải cố gắng đáp lại sự yêu mến của bạn, mãi mãi xứng đáng là “Tủ sách quý” của bạn.  

Chúc bạn học tốt

8 tháng 10 2021

GIÚP TUI ĐIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII!😫

29 tháng 11 2021

tham khảo : 

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.

Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Ngắn gọn thôi:))

21 tháng 1 2022

Tham khảo

Ở một ngôi làng nọ, có một bà lão hiền lành sống một mình. Hằng ngày, bà ra đồng mò cua bắt ốc, sống qua ngày. Thế nhưng hôm nay, bà lại không làm như vậy, mà lén trở về nhà, đứng ở bên ngoài xem. Thì ra, mấy hôm nay ngôi nhà của bà luôn có những điều kì lạ. Ngôi nhà tự sạch sẽ, cơm nước tự nấu chín, sân vườn tự sạch cỏ. Vì vậy, bà có hành động như vậy. Một lát sau, bà nhìn thấy từ chum nước trong góc nhà bước ra một cô gái váy xanh vô cùng xinh đẹp. Nhìn thấy sắc xanh óng ánh của chiếc váy, bà lão nhận ra ngay đây chính là nàng tiên ốc mà mình nuôi trong chum nước mấy hôm nay. Vậy là mọi chuyện đã rõ ràng. Bà lão tần ngần đứng nhìn cô gái. Nàng xinh đẹp quá, đang độ tuổi mười sáu, mười tám. Đôi mắt đen to tròn ánh lên sự ngây thơ. Mái tóc đen dày, óng mượt được vấn lên gọn gàng. Tay áo được vén lên cao, để lộ cánh tay búp sen trắng hồng. Đôi tay nàng thoăn thoắt quét nhà, nấu cơm, khiến bà lão vô cùng cảm động. Thế là bà liền vào nhà, xin nhận nàng làm con. Trước tấm chân tình của bà lão, nàng tiên đồng ý. Từ đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

    Từ rất lâu rồi, ở ngôi làng nọ có một bà lão hiền lành, phúc hậu nhưng không có con cháu, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Ngày ngày, bà ra ruộng mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày.

 

Một hôm, lúc đang mò ốc, bà mò được một con ốc xanh rất to và đẹp. Nhìn ngắm một hồi bà quyết định đem ốc về nuôi. Sau khi bà lão bắt đầu nuôi chú ốc xanh, ngày nào bà cũng dành thời gian nói chuyện, tâm sự với ốc, xem ốc như người thân trong nhà. Nhưng cũng từ lúc đó, ngôi nhà của bà xuất hiện nhiều điều kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về thì sân vườn đều đã sạch tinh tươm, đàn lợn đã được ăn no, tắm mát, và trong nhà luôn có sẵn một mâm cơm ngon lành đang chờ đợi. Lúc đầu bà nghĩ là có trộm vào nhà. Nhưng suy nghĩ lại thì bà thấy không phải, mà là một người hảo tâm nào đó. Thế nhưng vì sao người tốt bụng ấy lại phải trốn như vậy. Với những trăn trở ấy, bà quyết định ngày mai sẽ rình xem mọi việc là như thế nào. Nghĩ là làm, hôm sau, bà ra khỏi nhà từ sáng sớm, sau đó, bà quay lại nhà và núp sau cây cau trước nhà để quan sát. Thì bà nhìn thấy một cô gái trẻ vô cùng xinh đẹp, mặc bộ váy màu xanh lấp lánh bước ra từ chum nước nuôi ốc. Vậy là bà hiểu ra rồi. Cô ốc đang trả ơn bà đây mà. Nhìn bóng dáng cô tất bật dọn dẹp nhà cửa. Bà sinh lòng yêu thương trìu mến. Thế là bà chạy vào đập vỡ vỏ ốc, rồi nói với nàng ốc rằng: hãy ở lại làm con gái của bà, làm người thân của bà. Cảm động trước tình cảm của bà lão, nàng tiên ốc đồng ý. Từ hôm đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.