K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

4 tháng 10 2019

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

#Châu's ngốc

4 tháng 10 2019

bạn ơi mình muốn tìm về lão địa chủ và anh nông dân nhé

nhưng vì bài của bạn đúng nên m vẫn k

3 tháng 10 2016

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Tham khảo em nhé

3 tháng 10 2016

Câu 1:

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Câu 2:Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Câu 3:Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

 

28 tháng 1 2019

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

chúc bạn hok tốt

19 tháng 11 2016

“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.

Tiếng van xin não nuột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...

- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!

- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.

Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.

Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.

Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:

- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!

Lũ cò con nhao nhao:

- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!

Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.

Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.

Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:

- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!

- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...

Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.

Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.

Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!

Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:

- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.

Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...

Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch. Chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!”.


 

29 tháng 11 2016

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột...

Mèo và chuột là những con vật rất gần gũi với con người. Cho dù con người có "bên trọng, bên khinh", thì khi nói đến mèo khó có thể quên nói đến chuột và ngược lại. Mèo và chuột như là một cặp phạm trù tương phản. Chúng tồn tại vì có nhau. Sự keo sơn gắn bó này dựa vào quy luật của sự sinh tồn. Mèo cần chuột để làm thức ăn. Con người cần mèo để chuyên trị kẻ đục khoét và trộm cắp lương thực là con chuột.

Hình ảnh mèo tìm bắt chuột là hình ảnh bình thường và quen thuộc, nhất là tại các gia đình ở khu vực nông thôn. Sự tìm và diệt này dưới cái nhìn bình đẳng của muôn loài dường như có điều gì đó bất nhẫn. Ngày xưa, ai đó đã thi vị hóa chuyện mèo diệt chuột thành những câu ca dao mà từ nhỏ không ai không thuộc:

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.

Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.

Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".

Có thể hiểu đoạn ca dao như là lời đùa cợt hay là sự cảm thông chia sẻ với con "mèo cưng" đã bỏ nhiều công sức ra để săn mồi nhưng tạm thời thất bại.

Tuy nhiên, qua những lời ca dao đẹp này, mối quan hệ gần giũ giữa mèo và chuột được nêu lên, quy luật sinh tồn tất yếu trong tự nhiên được diễn tả, nhưng không để lộ dấu vết nào của sự chết chóc. Cách thể hiện của đoạn ca dao thật là tuyệt mỹ. Chính điều đó đã làm mê đắm lòng tất cả những ai đọc và thuộc đoạn ca dao qua nhiều thế hệ, cho dù là trẻ thơ hay người đã lên hàng lão.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

25 tháng 9 2016

bài: trong 1 văn bản thường có 3 phần đó là mở bài, thân bài và kết bài.

Bố cục trong văn phải gồm đầy đủ 3 phần trong đó mỗi phần nêu những ý chính của bài.

25 tháng 9 2016

- Bài 1 :
+ Bố cục là sự sắp đặt nội dung các phần trong đoạn văn (văn bản) theo một trình tự, một hệ thống lành mạch và hợp lí.
+ 1 văn bản thường được xây dựng theo bố cục gồm 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài.
- Bài 2 :
+ Đó là câu chuyện của bạn Nguyễn Thị Nga. Bạn là học sinh khá ở lớp em, tuy thành tinh học tập không cao lắm nhưng bạn có ý trí cao hơn người, bạn trung thật, hay giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình. Em nhớ hôm đó, bạn đi học về, ra đến ngoài thấy một bà cụ ngồi ở một góc cây. Nga liền chạy đến và hỏi bà có làm sao không ? Bà có cần giúp đỡ không ? . Hỏi một lúc thì Nga biết bà đang bị bệnh, không có tiền mua thuốc. Con cháu thì bỏ rơi, không ai nhận nuôi bà. Nhìn vào túi, còn vẻn vẹn 10 nghìn mà bạn đã dành dụm suốt 1 tuần qua. Nga bèn dắt tay bà ra tiệm thuốc và mua thuốc cho bà. Hình ảnh đó của Nga thật cao cả, không có bạn nào có thể làm được như thế. Đó là câu chuyện khiến em cảm thấy rất xúc động và biết ơn Nga rất nhiều...

25 tháng 9 2016

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.

B cục của vàn bản gồm ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài.

+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.

+ Thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề.

+ Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. Các phần của văn bản quan hệ với nhau chặt chẽ.

25 tháng 9 2016

Bài1:Bố cục là sự bố trí,sắp xếp các phần,các đoạn theo một trình tự một hệ thống rành mạch và hợp lí

1văn bản thường có 3 phần:

+Mở bài

+Thân bài+Kết bài

Bài2:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe