K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

Khái quát vị trí, vĩ độ và độ cao địa hình của hai trạm khí hậu

Hà Nội thuộc miền tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, vĩ độ khoảng 21 o B , độ cao dưới 50 m.

Đà Nẵng thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vĩ độ khoảng 16 o B , độ cao dưới 50 m.

Giống nhau

* Đặc điểm chế độ nhiệt

Cả hai trạm đều có nhiệt độ trung bình năm cao, trên 23 o  do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn, trong năm có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của cả hai trạm đều cao và rơi vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất của 2 trạm đều là tháng 1. Nguyên nhân là do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

* Đặc điểm chế độ mưa

Cả hai trạm đều có lượng mưa trung bình năm lớn, do tác động của gió mùa cùng với các yếu tố gây mưa khác như: dải hội tụ nội chí tuyến, bão,...

Cả hai trạm đều có chế độ mưa phân theo mùa rõ rệt, do chịu tác động của hoàn lưu gió mùa.

Khác nhau

về vùng khí hậu và miền khí hậu

Hà Nội thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ (thuộc miền khí hậu phía Bắc) với đặc điểm là có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rét, ẩm ướt; mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ (thuộc miền khí hậu phía Nam) với đặc điểm là mùa đông ấm, mưa nhiều và mùa hạ nóng, ít mưa.

về chế độ nhiệt

Nhìn chung thì nền nhiệt độ của Đà Nẵng cao hơn so với Hà Nội (thể hiện qua đường biểu diễn nhiệt độ của hai trạm, bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1). Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội khoảng trên 23 o , Đà Nẵng khoảng 29 o ; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 17 o , Đà Nẵng là 21 o ; Hà Nội có ba tháng có nhiệt độ dưới 20 o C , Đà Nẵng không có tháng nào có nhiệt độ dưới  20 o C . Nguyên nhân là do Hà Nội nằm ở gần chí tuyến Bắc và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn Đà Nẵng nằm ở gần Xích đạo hơn và chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc (do có dãy núi Bạch Mã chắn gió).

Biên độ nhiệt độ trong năm của Hà Nội cao hơn so với Đà Nẵng (biên độ nhiệt của Hà Nội khoảng 12 o C , của Đà Nẵng khoảng trên 7 o C . Nguyên nhân là do càng đi vào Nam thì chênh lệch về góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng như ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ngày càng giảm.

về đặc điếm chế độ mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm của Đà Nẵng cao hơn so với Hà Nội. Hà Nội có lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1600 mm, Đà Nẵng có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm. Nguyên nhân là do Đà Nẵng nằm gần biển, đồng thời chịu tác dộng của nhiều yếu tố gây mưa như gió Đông Bắc, dải hội tụ nội chí tuyến, bão,...

Mùa mưa:

Thời gian mùa mưa ở Hà Nội và Đà Nẵng có sự khác biệt nhau lớn. Hà Nội có chế độ mưa vào hạ - thu (từ tháng 5 đến tháng 10), Đà Nẵng có chế độ mưa vào thu - đông (từ tháng 9 đến tháng 12).

Lượng mưa tháng lớn nhất của Đà Nẵng cao hơn nhiều so với Hà Nội. Hà Nội có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 với khoảng 320 mm; Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất vào tháng 10 với khoảng 630 mm.

Mùa khô: Hà Nội có mùa khô ngắn hơn và diễn ra trong mùa đông - xuân (tháng 11 đến tháng 4), Đà Nẵng có mùa khô kéo dài tới 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8).

Giải thích:

Trong mùa hạ - thu, Hà Nội có mưa là do ảnh hưởng của gió mùa đông nam và dải hội tụ nội chí tuyến, còn Đà Nẵng vào mùa hạ ít mưa do ở vị trí khuất gió mùa Tây Nam.

về mùa đông, Hà Nội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh và khô nên có lượng mưa nhỏ. Trong mùa thu - đông, Đà Nẵng chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thổi qua biển, cùng với sự ảnh hưởng của dải hội tụ nội chí tuyến, bão,... nôn có lượng mưa lớn.

-Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm nước ta có 4 mùa nhưng nhận thấy rõ nhất là hai mùa khí hậu đặc trưng: Mùa hè nóng ẩm với gió mùa tây nam và mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.

-Giải thích: – Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. – Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở: + Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

4 tháng 8 2017

Nước ta có hai miền khí hậu:

Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B  ) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

15 tháng 8 2021

- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.

- Cụ thể:

- Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

- Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

- Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm.

19 tháng 7 2019

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

Độ cao thấp.

Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m.

Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

Các dải núi chính:

Cánh cung Sông Gâm.

Cánh cung Ngân Sơn.

Cánh cung Bắc Sơn.

Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

 

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

Độ cao lớn.

Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m.

Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam.

Các dải núi chính:

Hoàng Liên Sơn.

Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).

Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m).

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu..

9 tháng 3 2022

Tham khảo

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: . * Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước. • Địa hình tương đối bằng phẳng. • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện dân cư- xã hội: • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng). * Khó khăn: • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. . • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.

9 tháng 3 2022

Refer'

a. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp

thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta trong sản xuất nông nghiệp:

            - Thuận lợi:

            + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nóng ẩm , mưa nhiều tập trung theo mùa.

=> Cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh; dễ dàng tiến hành các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ.

            + Khí hậu phân hoá phức tạp theo không gian, theo thời gian, theo mùa.

=> Phát triển đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới

            - Khó khăn:  Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra

            + Thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thiên tai bất thường xảy ra: Bão, lũ, lụt, mưa đá, sương

muối…….

            + Độ ẩm lớn, sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển mạnh…

 

b. Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta

- Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi là: đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,.

c. Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta

 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên  trung du, miền núi cũng như  khu vực nông thôn.

 

16 tháng 8 2018

- Nhiệt độ thấp nhất tháng của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12).

- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1), trạm Huế (tháng 3), trạm TP. Hồ Chí Minh (tháng 2).

- Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng ẩm, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mùa mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.