K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyền ngôi :v 

15 tháng 3 2022

chắc là truyền ngôi zua:)))

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“Hùng vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:          - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hùng vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

          - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.”

(Trích: “Bánh chưng, bánh giầy”)

 

b. Cho biết công dụng của các dấu phẩy trong bộ phận im đậm của câu: Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

0
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY                                         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:            - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhớ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh...
Đọc tiếp

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

                                

        Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

            - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhớ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

        Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương.

        Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá!

       Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

          - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

          Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

         Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chống bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thân kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.

         Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua họp mọi người lại nói:

           - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

        Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo có trong đoạn trích.

2
17 tháng 3 2022

chi tiết kỳ ảo:

 Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

          - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

tác dụng : ẩn dụ chi tiết  Lang Liêu để nói đến chúng ta ngày nay , làm việc gì có khó khăn ta cũng đều có người giúp đỡ, đồng thời ta phải làm người tốt chắc chắn ta sẽ gặp điều tốt.

16 tháng 3 2022

hỏi j vậy e

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn...
Đọc tiếp

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :

         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :

         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

          Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.

           Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám ; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trông lúa, trồng khoai ; bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !

           Một hôm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

           - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ thấy chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

           Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

            Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tói, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.

            Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 

            Vua họp mọi người lại nói:

             - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

             Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Giúp mình nha!

 

1
14 tháng 8 2019

từ Hán Việt: Nhà vua, Tiên Vương, mĩ vị, sơn hào, hải vị,phúc ấm

ko chắc lắm

“Hùng Vương lúc về gìa, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai cho xứng đáng? Nhà vua bèn gọi các con lại, nói:[…] Năm nay, nhân lễ Tiên vương, hễ trong các con, người nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giámNgười buồn nhất là Lang Liêu. Ông là con thứ mười tám […] So với anh em, ông thiệt thòi nhất. […] Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ lo việc đồng...
Đọc tiếp

“Hùng Vương lúc về gìa, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai cho xứng đáng? Nhà vua bèn gọi các con lại, nói:

[…] Năm nay, nhân lễ Tiên vương, hễ trong các con, người nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám

Người buồn nhất là Lang Liêu. Ông là con thứ mười tám […] So với anh em, ông thiệt thòi nhất. […] Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai!

Một đêm, ông nằm mộng thấy thần nhân đến bảo:

- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác, tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương!

[…] Ông bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên vương, vua dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý […] Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất, cúng Tiên vương. […] Vua họp mọi người lại nói:

- Bánh hình tròn là tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ, muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá gói ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. […] Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mới có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh gầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.”

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Bài 1: Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyện dân gian nào?

A. Truyền thuyết.              B. Cổ tích.              C. Truyện cười.                D. Ngụ ngôn.

Câu 2: Câu văn dưới đây có mấy từ ghép?

“Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.”

A. 6 từ.                             B. 7 từ.                   C. 8 từ.                             D. 9 từ.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương?

A. Hai thứ bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người.

B. Hai thứ bánh là sản phẩm do chính bàn tay con người tạo ra.

C. Hai thứ bánh hàm chứa ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.                   

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4:  Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?

A. Sự ra đời của đất nước Âu Lạc.

B. Cách chọn người nối ngôi của người xưa.

C. Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và tục lệ ngày Tết.

D. Thuyết minh về cách thức làm ra bánh chưng, bánh giầy của người xưa.

Câu 5:  Chi tiết nào sau đây mang tính kì ảo, hoang đường?

A. Vua khi về già chọn người nối ngôi.

B. Lang Liêu được thần báo mộng.

C. Ý nghĩa của hạt gạo trong lời của vị thần.

D. Bánh hình tròn là tượng Trời, bánh hình vuông là tượng Đất.

Câu 6: Vì sao vị thần lại chọn báo mộng cho Lang Liêu mà không phải các vị lang khác?

A. Vì Lang Liêu rất thiệt thòi so với các vị lang khác nên thần thương hại.

B. Vì thần chọn một vị lang bất kì để báo mộng.

C. Vì nghe lời chỉ bảo của Ngọc Hoàng.

D. Vì Lang Liêu là người rất gần gũi với nhân dân, hiểu ý nghĩa của hạt gạo.

4
8 tháng 3 2022

help me 

 

 

8 tháng 3 2022

A

B

D

C

B

D

Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ...
Đọc tiếp

Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:

1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh

2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính

3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ toàn lúa,ngô,không có sơn hào hải vị như các anh em khác

4.Lang Liêu thân là con vua nhưng từ nhỏ sống cùng mẹ ở ngoài cung,hằng ngày chăm lo việc đồng áng

5.Được vua cha gọi vào triều để bàn việc chọn người nối ngôi

6.Lang Liêu suy nghĩ về cách truyền ngôi của vua cha:Không nhất thiết là con trưởng,chỉ cần nối được chí vua

7.Lang Liêu cảm phục vua cha khi thấy lời cha đúng với ý thần cũng như suy nghĩ của mình:Dân ấm no,ngai vàng mới vững

8.Rất bất ngờ ,ngạc nhiên khi thấy vua cha đứng lâu trước lễ vật của mình rồi sung sướng khi được vua cha chọn làm người nối ngôi

9.Trong ngày lễ Tiên vương,Lang Liêu vừa lo lắng,hồi hộp nhưng lại tin vào tấm lòng thành kính của mình cũng như sự công tâm của vua cha

10.Cần phải nối chí vua cha

11.Vui mừng vì cuộc sống nhân dân no ấm,đất nước yên bình,luôn mong muốn duy trì những tục lệ tốt đẹp của đất nước

12.Từ khi lên ngôi.luôn chăm lo việc đồng áng,giữ gìn truyền thống làm bánh vào ngày Tết

2
8 tháng 8 2018

Bạn đọc trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bài Bánh Chưng Bánh Dày là có các trật tự và bạn chỉ cần áp dụng vào bài thôi

28 tháng 8 2019

bn vô vietjack tham khảo nhé!

Nhà vua là một người công bằng, nghĩ cho dân, cho nước. Nhà vua không coi trọng thứ tự của các hoàng tử bởi ông cho rằng chỉ có người tài đức "biết nối chí ta" mới mang lại sự ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. 

19 tháng 1

Cám ơn bạn nhaaaaaaaaaaa 

Hãy xác định trạng ngữ trong văn bản bánh chưng bánh giầy (Chân trời sáng tạo)                       BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦYHùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Nhưng vì có đến hai mươi người con trai, ngôi báu lại chỉ có thể truyền cho một người, vua bèn nghĩ cách chọn người thật xứng đáng.Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon lành,...
Đọc tiếp

Hãy xác định trạng ngữ trong văn bản bánh chưng bánh giầy (Chân trời sáng tạo)

                       BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Nhưng vì có đến hai mươi người con trai, ngôi báu lại chỉ có thể truyền cho một người, vua bèn nghĩ cách chọn người thật xứng đáng.
Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ dâng Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng được truyền ngôi báu. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là Lang Liêu tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng. Lang Liêu là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo. Nhưng chẳng may mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi.
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Theo lời thần dặn, chàng chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạt buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đun thật kĩ. Cũng với gạo nếp ấy, chàng đồ' xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng hình Trời,...
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ, rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ ngạc nhiên, thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.
Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong,... là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,...; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.
Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

1
20 tháng 7 2023

Trạng ngữ: 

+ Hùng Vương thứ sáu

+ lúc về già

+ Nhân dịp đầu xuân

+ Trong khi đó

+ Một hôm

+ Đến ngày hẹn

+ Trong khi đó

+ Và cũng từ đó

+ Mỗi khi Tết đến

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0