K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản:  Bài ca chúc tết thanh niên“ Dậy! Dậy! Dậy!Bên án một tiếng gà vừa gáyChim trên cây liền ngỏ ý chào mừngXuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăngHai mươi năm lẻ đã từng chua với xótTrời đất may còn thân sống sótTháng ngày khuây khoả lũ đầu xanhThưa các cô các cậu lại các anhTrời đã mới người càng nên đổi mớiMở mắt thấy rõ ràng tân vận hộiGhé vai vào gánh...
Đọc tiếp

Đọc văn bản: 

Bài ca chúc tết thanh niên

“ Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô các cậu lại các anh
Trời đã mới người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào gánh vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại
Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần…”

(Bài ca chúc tết thanh niên, Phan Bội Châu, SGK Văn học 11 –NXB Giáo dục- giai đoạn 1990-2006,trang 34).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về các từ “ Xuân” ; “ Thẹn”; “Buồn”; “Tủi” trong đoạn thơ: Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
                         Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.

Câu 3. Qua lời chúc tết, tác giả muốn kêu gọi thế hệ thanh niên những gì ?

Câu 4. Anh/chị rút ra thông điệp gì ý nghĩa nhất cho bản thân từ bài thơ ?

2
5 tháng 3 2023

1. Thể thơ: Tự do

2. Các từ đó cho thấy nỗi buồn, đau đớn của nhân vật kiệt xuất khi không thể thành công trên con đường cứu nước, không thể bảo vệ đất nước, nhân dân.

3. Đứng lên, đi thật vững chắc để cứu nước nhà
4. Bài học: Là thanh niên, hãy đứng lên cứu nước, bảo vệ đất nước và cố gắng cho sự nghiệp cứu nước

5 tháng 3 2023

mng giúp mình với ạaa khocroi

27 tháng 8 2023

Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì sáu câu thơ đầu là sự bày tỏ của Nguyễn Du với nỗi niềm thương xót với nàng Tiểu Thanh và hai câu thơ cuối là tác giả thương xót cho số phận mình. Nếu tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic.

22 tháng 8 2017

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Đáp án cần chọn là: D

27 tháng 1 2019

Người đọc hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn:

- Tấm lòng ưu ái của nhà thơ mới, thế hệ thanh niên đương thời

- Họ những trí thức tiểu tư sản chưa tìm thấy con đường cách mạng hoặc chưa thực sự dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai

- Tấm lòng sâu nặng của họ gửi vào tình yêu tiếng Việt, tình yêu văn hóa dân tộc, gửi vào sự thương nhớ thầm kín với hồn quê đất nước

→ Những biểu hiện của lớp thanh niên trí thức, tiểu tư sản đương thời đáng quý, đáng trân trọng

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

+ Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.

+ Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Chế Lan Viên tham gia phong trào cách mạng tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.

+ Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", ...
 

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.