K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2023

- Thế mạnh:

+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới. 

+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b) Khu vực đồng bằng

- Thế mạnh:

+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

- Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản

12 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nhé

Câu 1:

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

12 tháng 9 2021

Cj ơi thầy e bảo câu 1 là phân tích cả 5 đồi núi luôn

3 tháng 5 2021

tham khảo:

Thuận lợi :
- Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Đối với Nông, Lâm nghiệp :
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp
các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc
+ Đối với du lịch : phong cảnh đẹp , khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành lên các điểm du lịch nổi tiếng
khó khăn:
+ địa hình bị chia cắt mạnh , là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội ( giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..)
+ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt ( rét đậm, rét hại ,sương muối...)ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư
+ Có nguy cơ phát sinh động đất
+ Nạn phá rừng
+ Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô..

NG
26 tháng 10 2023

3 lĩnh vực
1. Nông nghiệp và sản xuất nông sản:

   - Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam. Đất đai phẳng, những con sông mạch lạc, và khí hậu ấm áp làm cho đây trở thành một trong những vùng trồng lúa, cây ăn trái, và các loại cây thủy canh quan trọng nhất. Sản lượng nông sản từ đồng bằng này đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam.

   - Đồi núi: Khu vực núi phía bắc như Sapa và núi phía nam như Đà Lạt có địa hình đồi núi và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây chè, cây hồ tiêu, và cây điều. Điều này đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các cộng đồng núi.

2. Du lịch:
   - Đồi núi: Sapa ở vùng núi phía bắc và Đà Lạt ở vùng núi phía nam là những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách hàng năm. Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu mát mẻ làm cho việc tham quan và nghỉ mát ở đây trở nên hấp dẫn.

   - Đồng bằng: Bãi biển và các khu vực cận biển ở Việt Nam cũng là điểm đến du lịch quan trọng, với những bãi biển đẹp và hoạt động thể thao nước nhiều.

3. Khai thác tài nguyên:
   - Đồi núi: Một số vùng núi có tiềm năng cho việc khai thác quặng và gỗ. Ví dụ, các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai có khả năng khai thác quặng sắt và các loại quặng khác.

   - Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ là các khu vực có nhiều cơ hội cho việc khai thác khoáng sản và tài nguyên tự nhiên khác.

#Tham khảo

Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi

* Trình bày:

- Thế mạnh:

+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,…

NG
30 tháng 10 2023

- Vì nước ta 3/4 địa hình là đồi núi.
Thuận lợi
- Nguồn tài nguyên tự nhiên: Đồi núi thường là nơi tập trung nhiều tài nguyên tự nhiên quý báu như gỗ, nước ngầm, khoáng sản, và động sản động vật. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.

- Vùng đất canh tác: Một số khu vực đồi núi có đất phù sa tốt và khí hậu thích hợp cho nông nghiệp. Điều này cho phép canh tác cây trồng và nuôi gia súc.

- Nguồn nước tươi ngon: Đồi núi thường là nguồn cung cấp nước tươi ngon cho đồng bào trong việc sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn:
- Địa hình khó khăn: Địa hình đồi núi thường đầy đá và đội núi, làm cho việc xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển công nghiệp trở nên khó khăn. Điều này có thể gây hạn chế trong việc tiếp cận các vùng này và phát triển kinh tế.

- Nguy cơ sạt lở: Đồi núi thường có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là sau mưa lớn hoặc bão. Điều này đe dọa an toàn của cộng đồng và đòi hỏi các biện pháp ứng phó và quản lý rủi ro.

- Khó khăn trong nông nghiệp: Việc canh tác trên địa hình đồi núi có thể gặp khó khăn hơn do đất đai và môi trường nông nghiệp phức tạp.

6 tháng 11 2023

- Thuận lợi với ngành công nghiệp: Khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, nông nghiệp lâu năm.
- Địa phương tớ là BG nên có địa hình trung du
- (liệt kê ra hđkt pt ở địa phương cậu nhe)

12 tháng 9 2021

THUẬN LỢI:tiếp giáp gần với các nước khác,dễ dàng giao lưu và trao đổi hàng hóa,đất đai có nhiều loại,phù hợp trồng nhiều loại cây lâu năm,cây công nghiệp có lợi ích kinh tế cao như cao su,cà phê,chè,.....

KHÓ KHĂN:khi trời quá nắng thì trên núi thiếu nước khá nghiêm trọng,trời mưa dễ sạc lở,địa hình nguy hiểm khó khăn trong vận chuyển hàng hóa,khí hậu khắc nghiệt.

_Chúng ta sống ở địa hình là đồng bằng:Có thuận lợi là địa hình bằng phẳng,dễ dàng cho vận chuyển hàng hóa,bên cạnh đó,khí hậu mát mẻ,dễ chịu,phù sa có nhiều làm cho đất đai màu mỡ,hệ thống sông,ao,hồ có nhiều,thuận lợi cho tưới tiêu,trồng trọt

DUY CHỈ CÓ KHÓ KHĂN:mưa nhiều dễ gây ngập lụt khi nước sông lên cao

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Thuận lợi: .

• Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).

• Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: .

• Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.

• Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.

• Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.

• Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.