K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

30 tháng 7 2021

BPTT : liệt kê và nhân hoá

liệt kê ở chỗ : 

cháu ở cùng bà , bà bảo cháu nghe

bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học 

nhân hoá ở chỗ :

tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà

30 tháng 7 2021

Biện pháp tu từ trong đoạn văn trên: biểu cảm và tự sự.

26 tháng 10 2017

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

8 tháng 6 2021

Ý nghĩa: "Bếp lửa" là một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

- Bếp lửa là hình ảnh thực, quen thuộc, gần gũi vợi mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.

- “Bếp lửa” là biểu tượng giàu ý nghĩa: Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn...

Câu thơ có hình ảnh “bếp lửa” mang ý nghĩa tả thực: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm"

Câu thơ có hình ảnh“bếp lửa” mang ý nghĩa tượng trưng: "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"

8 tháng 6 2021

Ghê zị 

8 tháng 4 2021

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà...

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

 tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...

Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương. Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào.

Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà... từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ...


 

26 tháng 11 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

26 tháng 11 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

18 tháng 5 2018

- Khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

    + Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.

    + Nỗi nhớ về người bà chính là nỗi nhớ về quê hương, nguồn cội, về những điều tốt đẹp và thiêng liêng nhất mà bà dành cho cháu.

15 tháng 3 2018

Bài thơ nhắc tới tiếng chim tu hú trong chương trình ngữ văn THCS: "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:

    + Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.

    + Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.

Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"

+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.