K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2021

 Bài học từ Bác qua bài "Ngắm trăng":

+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác ngay cả khi ở trong cảnh ngục tù(sự rung động của Bác trước cảnh đẹp,sự giao hòa đặc biệt giữa Người và thiên nhiên).

+ Phong thái ung dung,tự tại,sức mạnh tinh thần kì diệu.
 Vì Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta,đã bất chấp trở ngại để cứu  nước và Bác đã bị bắt giam trong nhà lao ở Quảng Tây (Trung Quốc) một thời gian.Sống trong cảnh ngục tù phải chịu rất nhiều đau khổ,gian lao nhưng Người vẫn rất kiên cường, không khuất chí với phong thái ung dung, tự tại.Bác đã lấy thiên nhiên làm bạn,lấy cảnh ngục tù làm thơ; Người rung động mạnh mẽ với cảnh thiên nhiên(trăng sáng) , tâm trạng "hững hờ", bồi hồi.

=> Bài thơ của Bác là một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt của người tù Hồ Chí Minh

CẢM NHẬN:BÁC THẬT SỰ LÀ MỘT THI SĨ YÊU TRĂNG, BỞI TRONG TÁC PHẨM CỦA NGƯỜI CÓ RẤT NHIỀU VẦN THƠ TRĂNG TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA MÌNH.VÀ THÔNG QUA HÌNH ẢNH TRĂNG ĐÓ CHÚNG TA CŨNG PHẦN NÀO HIỂU ĐƯỢC VẺ ĐẸP TÂM HỒN CỦA BÁC,VỀ TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, YÊU CON NGƯỜI, YÊU ĐẤT NƯỚC.

20 tháng 5 2021

viết bài văn nghị luận nêu cảm nhận của em về vấn đề thi học kì trên hệ thống olm trong mùa covid

18 tháng 3 2021
Trong bài thơ này, bác ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác bị giam trong tù. Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.Bác nói đến ''Trong tù không rượu cũng không hoa", không có nghĩa là Bác than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ. Ở đây Bác nói đến việc ngắm trăng không được chọn vẹn thú vui.Qua hai câu thơ đầu, ta thấy được rằng trước cảnh đêm trăng đẹp ngoài trời khiến Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.  
18 tháng 3 2021

thanks bạn nhìu

18 tháng 3 2021
– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:+ Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn , cực khổ trăm bề+ Nơi mất tự do.– Bác nói đến hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa” vì:+ Người xưa thường ngắm trăng khi tâm hồn thanh tĩnh, thư thái, có đủ rượu, đủ hoa.+ Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.
6 tháng 7 2021

Sau khi học xong văn bản "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", em đã rút ra rất nhiều bài học cho bản thân mình. Đặc biệt là bài học về sự bình tĩnh, ý chí kiên định và quyết tâm mãnh liệt khi đối diện với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trong cuộc sống, ắt hẳn sẽ có nhiều lúc chúng ta sẽ phải rơi vào những hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng đừng nản chí và từ bỏ nhé. Chúng ta phải cố hết mình vươn lên khỏi nó. Thành công sẽ đến với bản một ngày không xa nếu bạn cố gắng hết mình.

5 tháng 5 2018

Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

   + Không rượu, không hoa >< rượu và hoa là những thứ không thể thiếu trong thú vọng nguyệt của người xưa.

   + Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng >< thú vui tao nhã ngắm trăng của người xưa phải ở nơi khoáng đạt, tâm hồn thư thái, an nhàn, thanh tĩnh.

  - Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

   → Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

  - Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"

   + Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.

   → Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do, ung dung thưởng trăng đẹp.

  Không chỉ là nhà cách mạng, chiến sĩ yêu nước mà Người còn là nghệ sĩ đích thực với những rung động của tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên.

6 tháng 10 2017

Qua bài thơ, em học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

13 tháng 12 2017

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

31 tháng 3 2020

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

3 tháng 4 2020

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

2 tháng 3 2022

tham khảo

– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:

+ Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn , cực khổ trăm bề

+ Nơi mất tự do.

– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.

2 tháng 3 2022

tham khảo :
 – Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:

+ Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn , cực khổ trăm bề

+ Nơi mất tự do.

– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.