K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

19 tháng 3 2017

-Vấn đề cần giải thik là tự do

- Phương pháp:

+ Nêu định nghĩa

+ Kể các bỉu hiện

+ Nêu cái lợi và chỉ ra nguyên nhân của tự do

Chúc bn hx tốt!

19 tháng 3 2017

Vấn đề giải thích: quyền tự do

Phương pháp:

* Nêu định nghĩa

*CHỉ ra cái lợi và cái hại

7 tháng 2 2019

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông  đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

2 tháng 11 2016

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chú yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân tài Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu, ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người việt Nam mình thật rõ nét.

Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó lá niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.

Điều này rất dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi coil người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn raụ tấc đất của mình. Chính vì lè đó, nếu con dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…

thì người con của mảnh đất miền Trung cũng hãnh diện về quê hương mình không kém:

Đường vồ xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cá bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một ìần đặt chân đến kinh kì, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội, mảnh đất trái tim Tổ quôc. Thế nhưng, ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe mấy lời ca dao bất hủ:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vủ, canh gò Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. 

Dù yêu một cây đa, một bến nước vô danh nào đó thì đấy cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cám cao quý thiêng liêng đối với sông nước Việt Nam.

Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử với nhau “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm lá rách” hỗ trợ nhau trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ơ tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy khác giông, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em vì cùng sinh trưởng chung trên một chiếc giàn, con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sông chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triền, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào đề chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước, đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ, Gia đình từ ngàn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội văn minh. Cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành, ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa 

Miệng nhoi cơm búng, lười lừa cá xương.

Vì thế khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bânq khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khố cực, người bình dân vẫn yêu đời:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gặt đầu khen ngon.

Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Như đã biết, trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, đầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt.” Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa pa lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Mỗi thành viên làm một việc, kế cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khắng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm nhận yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ônẹ bao đời và của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tè đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng .

Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động bao đời vượt lên mọi khổ nhọc để vui sống, vừng tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi nhục, phải lỡ bước sa chân, người nông dân lương thiện, trước sau vẫn giữ trọn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người đã so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thề hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.

Ngày nay, đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.


Bn tham khảo nha!
3 tháng 11 2016

Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.

“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”

Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha thiết nhất.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mở, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền Tây Nam bộ

Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Một quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra. Câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nhung những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.

Em như con hạc đẩu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.

Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá Cắn câu biết đâu mà gờ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.

Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Hay

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt, ra luống cày

Gắn bó với quê hương, cuộc sống con người trang trải với ruộng vườn cảnh vật “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Một lần nữa người nông dân lại bày tỏ tâm tư của mình thông qua chú trâu người bạn gắn liền với nhà nông, với cuộc sống của họ:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.

Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng yêu:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ Ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.

5 tháng 3 2017

a, Bài văn nghị luận Lòng khiêm tốn giải thích về lòng khiêm tốn, đó là đức tính mà tất cả mọi người đều nên có.

Cách giải thích:Dùng rất nhiều lí lẽ, hầu như không có dẫn chứng.Ngoài ra tác giả còn giải thích bằng cách liệt kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

Các câu có định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính..... là:

-Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản của con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

-Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

-Khiêm tốn là tính nhã nhẵn, biết sống biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

-Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách chứng minh.

b,Mục đích của giải thích là nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người.

Các phương pháp giải thích là:Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách để phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

10 tháng 3 2017

a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:

- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. -

Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.

- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời. Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài vãn cũng là một cách giải thích của tác giả.

c​chúc p hk tốt

9 tháng 3 2017

1.

Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.

Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…

Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

(Ca dao)

Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.

Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.

Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.

Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).

Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).

Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).

Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

hay như:

Thân em như trái bần trôi

Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.

(Ca dao)

Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.

Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.

9 tháng 3 2017

2.Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở. Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ. Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể. Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ. Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!
13 tháng 3 2019

a)

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN.

b)

Các câu có sử dụng phép liệt kê:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến

c)Hỏi đáp Ngữ văn

26 tháng 2 2017

” Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc công bằng xã hội”.Nhận định này được soi sáng trong rất nhiều tác phẩm như. Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Trầu cau, Sọ dừa, Thạch Sanh….Đọc truyện cổ tích, ta bắt gặp những giấc mơ đẹp của người bình dân xưa. Song có khi nào ta tự hỏi tại sao họ phải mơ ước không? Con người ta mơ khi hiện thực không đáp ứng được sự mong mỏi, cho nên phải hướng về một thế giới khác, tươi đẹp hơn, đúng như mong muốn của mình. Người xưa cũng vậy, cuộc sống của họ là một bể khổ tưởng như khó lòng thoát ra khỏi được. Một cuộc sống luôn bị thiên tai, áp bức chiến tranh…Một cuộc sống bị đè nén bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ phải làm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng luôn phải chịu đói khổ cực nhọc như anh nông dân nghèo Thạch Sanh… Họ luôn bị khinh thường, rẻ rúng, bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như cô Tấm, Sọ Dừa…Vì thế mà họ phải mơ. Mơ cũng là một cách phủ nhận, phản kháng thực tại để hướng về chân, thiện, mỹ, hướng về thế giới khác đẹp đẽ, ở họ có được sự bình đẳng trong cuộc sống, trong hôn nhân, được sống tự do, nhân nghĩa… Khát vọng công bằng trong xã hội, một khát vọng thường trực mà ta luôn gặp trong truyện cổ tích. Dễ dàng thấy nhân vật chính nằm trong chuyện là những con người riêng, những người dị tạng xấu xí, nhữngkẻ làm thuê, những người nghèo khó…Họ bị ngược đãi. Cô Tấm bị dì ghẻ hắt hủi, bắt làm việc tối ngày, anh nông dân bị phú ông lừa bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Sọ Dừa bị mọi người con thường, không được coi như con người…Họ bị đối xử bất công vậy đó! Nhưng họ có thể làm gì được nay khi chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến? Bởi thế họ luôn mong ước có những thế lực siêu nhiên như thần, Phật, bụt, tiên để giúp đỡ họ, làm cho họ đổi đời. Nhưng thế lực này tất nhiên không xuất hiện để thuyết minh cho một tôn giáo nào mà họ chính là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải, cho khátvọng của người dân về sự công bằng. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cái thiện trước những thế lực đen tối, độc ác. Chính vì thế, trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu. Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu, Chử Đồng Tử – chàng trai nghèo đánh cá – kết duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng của họ. Cố nhiên chỉ là mơ ước.Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặt biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với người xưa. Đó là sự giải phóng về tinh thần với họ. Nói về vấn đề này. Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử – Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn. Nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người con gái lý tưởng phải là.

Êm đềm nước rủ màn che.

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Con trai lý tưởng phải là:

Phong thư tài mạo tót vời.

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Cuộc hôn nhân đẹp phải là giữa kẻ quốc sắc với kẻ thiên tài, gắn liền với đàn, thơ, lầu sách. Thì cách đó rất lâu, nhân dân đã có quan niệm tiến bộ: hôn nhân đẹp là giữa hai con người mang trong mình phẩm chất chứ không cần bất cứ điều kiện gì khác. Thế cho nên, Đồng Tử, Tiên Dung mới lấy nhau. Hai con người, một hiếu thảo, một tự do, phóng khoáng. Hai con người một chỉ là chàng trai đánh cá cực nghèo ở dưới đáy cùng của xã hội với một là công chúa lá ngọc cành vàng sống vương giả nơi đỉnh cao của giàu sang. Họ đã vượt qua bức tường giai cấp dày đặc ngăn cách, đã bỏ qua ràng buộc, mọi luật lệ hà khắc. Họđã đến với nhau bằng sự cảm thông về cuộc đời nhau, bằng tiếng gọi trái tim, tiếng nói của tình yêu nguyên thủy sơ khai. Và hơn thế nữa. Tiên Dung lại là người đề nghị cưới Đồng Tử. Điều đó vừa cho thấy sự táo bạo ở nàng, vừa khẳng định vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Tư tưởng này thật tiến bộ, nó vượt xa quan niệm đạo đức lạc hậu của phong kiến. Nếu như mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷXIX, ta mới gặp một nàng Kiều ” xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với người yêu, thì cách đó bao nhiêu thế kỷ – cha ông ta đã tưởng tượng ra một Tiên Dung còn táo bạo hơn thế. Tại sao vậy?Theo em đây là một vấn đề rất con người. Một vấn đề mà từ ngày xưa, thậm chí là đến thế kỷ XX vẫn tồntại nóng bỏng, khiến cho bao nhà thơ, nhà văn phải nhiều lần lên tiếng.

à như chúng ta đã biết, người Việt Nam xưa và nay đều sống rất đậm tình, nặng nghĩa, chung thủy sắt son. Bởi thế mà họ còn gửi gắm niềm tin mong mỏi của mình được chung sống hạnh phúc nhân nghĩa,vẹntoàn trước sau với mọi người trong truyện cổ tích. Trầu cau là một trong những câu chuyện rất tiêu biểu làm sáng rõ ước mơ này. Trầu cau kết thúc bằng cái chết vĩnh viễn của ba nhân vật chính. Người em, người anh và người vợ. Cái chết của họ là một bài học luôn nhắc nhở mọi người phải sống bằng chính mình, phải biết yêu thương, độ lượng, tránh sự nghi kị, ghen tuông vu vơ. Bởi tất cả đều có thể phải trả giá rất đất. Một gia đình đang sống yên vui, hòa thuận là thế mà chỉ vì một phút nhận nhầm của người vợ,ôm chầm lấy người em mà khiến người anh sinh ra ghét bỏ, hắt hủi em. Người vợ không có lỗi, chỉ vì quánhớ thương, mong mỏi gặp chồng nên sinh ra nhầm lẫn. Người anh mới có lỗi, đã ghen tuông vu vơ, hiểmnhầm vợ và em… Cuối cùng, họ chết đi, hóa thành tảng đá, dây trầu, cây cau đứng bên nhau. Và khi ăn látrầu với quả cau và một tí vôi thì làm môi đỏ miệng thơm. Điều đó nói lên rằng nếu vợ chồng yêu thương nhau thông cảm cho nhau. Anh em hòa thuận đoàn kết thì gia đình sẽ êm ấm

Khép lại những câu truyện cổ tích thần kỳ, ta lại trở về hiện thực đương thời với biết bao chuyển động như nó vốn có. Song, âm hưởng của những câu chuyện xa xưa sẽ còn vang mãi trong ta, dấu ấn của nó sẽ đậm nét mãi trong tiềm thức và tâm tưởng của mọi người, Bởi đến với cổ tích là ta tìm đến với những giá trị nhân bản, với những triết lý sống lành mạnh chính đáng của người Việt Nam. Biết ơn những tác giả dân gian xưa đã tạo nên những câu chuyện cổ tích để giúp chúng ta hiểu hơn người xưa đã sống, muốn sống như thế nào và ngày nay còn học ở đó những gì.



26 tháng 2 2017

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể - Ông kể sao - Ông đào sông - Ông trồng cây - Ông xây rú - Ông trụ trời.

Và câu đồng dao:

Núi cao sông cũng còn dài

Năm... năm báo oán, đời đời đánh ghen?

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

Núi Tản như con gà cổ đại

Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

(Huy Cận)

Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác...

Mái tóc bà bị bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Củng không sao hết chuyện...

(Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi..., không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự,... quan trạng nguyên..., một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội..., tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bằng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta....

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

ò... ó ... o...

Phải thuyền quan trạng rước cô về?

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

Đứa thì sứt mủi, sứt tai

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế.