K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2016

Có đó, môn Mĩ Thuật

Từ bé, chúng ta đã tập vẽ ông Mặt Trời như sau:

Xung quanh Mặt Trời là tia sáng, các tia sáng đc vẽ thẳng

Lên lớp 7 có học bài Đường truyền của ánh sáng 

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng đi theo đg thẳng. Vậy từ nhỏ, chúng ta đã đc nhận bik ánh sáng đi theo đg thẳng chứ ko đi theo đg cong. ok

8 tháng 10 2016

đề ghi tớ ko hiểu 

18 tháng 10 2016

tôi thích 2 nhà vật lý là anhxtanh và hawkinh, nhưng đánh máy tính chậm lắm k the viet dài dc

18 tháng 10 2016

bạn cứ viết giúp mình đi nhé đc ko ^^.  Chậm cũng đc ^^

4 tháng 11 2016

newton và quả táo

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Newton.

Ứng dụng rất nhiều trong vật lí

 

26 tháng 12 2016

đề mk dài cực, thi xong kiến thức mọc cánh bay đi mất rùi, mọi thứ liên quan đến lý cx theo đó mà bay.... bay...

đề 25 câu trắc nghiệm 7 câu tự luận đó T^T

26 tháng 12 2016

đề của mình cũng dễ, nhưng mà bây giờ mình ngại gõ với lại mình cũng bận nên để tối mình gõ lên cho bạn tham khảo nha

23 tháng 10 2016

mk kiểm tra 1 tiết lun rồi bn ơi

6 tháng 11 2016

khó kô bn?cho mk xin cái đề zới!!!ok

19 tháng 12 2016

thi thì tập trung thi thôi , làm gì có thời gian mà đăng câu hỏi lên zị bạn

19 tháng 12 2016

mk ko rảnh

                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7  CUỐI  KÌ I  NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Lí thuyết:  Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 4 ví dụ mỗi loại. Câu 3: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh...
Đọc tiếp

                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7  CUỐI  KÌ I  

NĂM HỌC: 2021 – 2022 

I. Lí thuyết:  

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? 

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 4 ví dụ mỗi loại. 

Câu 3: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? 

Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 

Câu 5: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? 

Câu 6: Nêu  những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõ

Câu 7:  Nêu  ứng dụng chính của gương cầu lồi, gương cầu lõm? 

Câu 8:  Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản

xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 

Câu 9:Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách

là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương

phẳng và tính được góc tới, góc phản xạ. 

Câu 10:   Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 

Câu 11: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 

Câu 12: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao

(âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)? 

Câu 13: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị

gì? 

Câu 14: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền

được trong môi trường nào? 

Câu 15: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn

nhất, môi trường nào nhỏ nhất? 

Câu 16: Âm phản xạ là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang? 

Câu 17: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

Câu18: Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn

Câu 19. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp 

cụ thể. 
ai làm hộ mình với gấp lắm ạ

5
16 tháng 12 2021

chịu

16 tháng 12 2021

Lý thuyết thì ở trong SGK ak :vvvv

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI – MÔN: VẬT LÝ 7Năm học: 2021 - 2022Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?A.  Xung quanh ta có vật sáng.B.  Có ánh sáng truyền vào mắt ta.C.  Ta mở mắt và phía trước có vật sáng.D.  Trước mắt ta không có vật chắn sáng.Câu 2: Khi nào ta nhìn thấy một vật?A.  Khi vật phát ra ánh sáng.B.  Khi ta mở mắt hướng về phía vật.C.  Khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt.D.  Khi vật được chiếu...
Đọc tiếp

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI – MÔN: VẬT LÝ 7

Năm học: 2021 - 2022

Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?

A.  Xung quanh ta có vật sáng.

B.  Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C.  Ta mở mắt và phía trước có vật sáng.

D.  Trước mắt ta không có vật chắn sáng.

Câu 2: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A.  Khi vật phát ra ánh sáng.

B.  Khi ta mở mắt hướng về phía vật.

C.  Khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt.

D.  Khi vật được chiếu sáng.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng nhất. Vật sáng là

A.  nguồn sáng.

B.  những vật hắt lại ánh sáng.

C.  nguồn sáng và những vật màu đen.

D.  nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng.

Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?

A.  Trong môi trường trong suốt.

B.  Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

C.  Trong môi trường đồng tính.

D.  Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng.................................. trên đường truyền của chúng.

A.  giao nhau.

B.  không giao nhau.

C.  loe rộng ra.

D.  bất kì.

Câu 6: Các loại chùm sáng là

A.  chùm sáng song song và chùm sáng phân kì.

B.  chùm sáng phân kì và chùm sáng hội tụ.

C.  chùm sáng song song và chùm sáng hội tụ.

D.  chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.

Câu 7: Góc phản xạ là góc hợp bởi

A.  tia phản xạ và mặt gương.

B.  tia phản xạ và tia tới.

C.  tia phản xạ và pháp tuyến của mặt gương.

D.  tia phản xạ và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.

 

Câu 8: Góc tới là góc hợp bởi

A.  tia tới và mặt gương.

B.  tia tới và tia phản xạ.

C.  tia tới và pháp tuyến của mặt gương.

D.  tia tới và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.

Câu 9: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với

A.  tia tới và đường phân giác của góc tới.

B.  tia tới và đường vuông góc với tia tới.

C.  tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

D.  pháp tuyến với gương và đường phân giác của góc tới.

Câu 10: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

A.  Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật.

B.   Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

C.  Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật;

D.  Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 11: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A.  Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

B.  Không hứng được trên màn chắn.

C.  Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

D.  Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 12: Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương phẳng là:

A.   bằng nhau.

B.  lớn hơn.

C.  nhỏ hơn.

D.  tùy từng trường hợp mà có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng nhau.

Câu 13: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A.  ảnh ảo, lớn hơn vật.

B.  ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C.  có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật.

D.  ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 14: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A.  Ảnh thật, bằng vật.

B.  Ảnh ảo, bằng vật.

C.  Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D.  Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

 

Câu 15: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?

A.  Lớn bằng vật.

B.  Lớn hơn vật.

C.  Nhỏ hơn vật.

D.  Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 16: Ảnh của một vật đặt gần sát trước gương cầu lõm là

A.  ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

B.  ảnh ảo, lớn hơn vật.

C.  ảnh thật, nhỏ hơn vật.

D.  ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 17: Chọn câu đúng: Nguồn âm là gì?

A.  Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

B.  Vật thu nhận âm gọi là nguồn âm.

C.  Vật phản xạ âm gọi là nguồn âm.

D.  Vật làm cho vật khác phát ra âm gọi là nguồn âm.

Câu 18: Đặc điểm của nguồn âm:

A.  Khi phát ra âm, các vật đều đứng yên.

B.  Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

C.  Khi phát ra âm, các vật đung đưa mạnh.

D.  Khi phát ra âm, các vật không thay đổi so với bình thường.

Câu 19: Âm thanh được tạo ra nhờ

A.  nhiệt.

B.  điện.

C.  ánh sáng.

D.  dao động.

Câu 20: Em hãy chọn câu sai:

A.  Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

B.  Sự rung động qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.

C.  Mọi vật dao động đều phát ra âm.

D.  Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

Câu 21: Tần số là gì?

A.  Tần số là số dao động trong một giờ.

B.  Tần số là số dao dộng trong một giây.

C.  Tần số là số dao động trong một phút.

D.  Tần số là số dao dộng trong một thời gian nhất định.

 

Câu 22: Dao động càng nhanh thì tần số dao động

A.  không thay đổi.

B.  càng nhỏ.

C.  càng lớn.

D.  càng mạnh.

Câu 23: Tần số dao động càng lớn thì

A.  âm phát ra càng nhỏ.

B.  âm nghe càng vang xa.

C.  âm nghe càng rõ.

D.  âm phát ra càng cao.

Câu 24: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là

A.  Tốc độ dao động.

B.  Tần số dao động.

C.  Biên độ dao động.

D.  Chu kỳ dao động.

Câu 25: Khi biên độ dao động càng nhỏ thì

A.  âm phát ra càng to.

B.  âm phát ra càng nhỏ.

C.  âm càng bổng.

D.  âm càng trầm.

Câu 26: Độ to của âm được đo bằng đơn vị

A.  đêximet (dm).

B.  đêximet khối (dm3).

C.  đêxiben (dB).

D.  héc (Hz).

Câu 27: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây?

A.  Chất lỏng.

B.  Chất khí.

C.  Chất rắn.

D.  Chất rắn, lỏng và khí.

Câu 28: Môi trường nào dưới đây không truyền được âm?

A.  Chất rắn.

B.  Chất lỏng.

C.  Chất khí.

D.  Chân không.

 

Câu 29: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A.  rắn, lỏng, khí.

B.  lỏng, khí, rắn.

C.  khí, lỏng, rắn.

D.  rắn, khí, lỏng.

Câu 30: Vận tốc truyền âm trong không khí là A. 3,4m/s.

B. 34m/s.

C. 340m/s.

D. 3400m/s.

Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng:

A.  Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, có bề mặt gồ ghề.

B.  Vật phản xạ âm kém là những mềm, có bề mặt nhẵn.

C.  Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn.

D.  Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.

Câu 32: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A.  Miếng xốp.

B.  Áo len.

C.  Mặt gương.

D.  Đệm cao su.

Câu 33: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A.  Ngọn nến đang cháy.

B.  Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C.  Mặt Trời.

D.  Đèn ống đang sáng.

Câu 34: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản................................... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

A.  nhận được

B.  không nhận được

C.  có thể nhận được

D.  có thể không nhận được

Câu 35: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, ……………….

A.  nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B.  nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C.  không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D.  không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

 

Câu 36: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng?

A.  Nhật thực một phần.

B.  Nguyệt thực.

C.  Nhật thực toàn phần.

D.  Nhật thực.

Câu 37: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực?

A.  Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B.  Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C.  Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D.  Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 38: Chọn câu đúng. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi

A.  Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

B.  Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

C.  Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.

D.  Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.

Câu 39: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A.  Song song.

B.  Hội tụ.

C.  Phân kì.

D.  Không truyền theo đường thẳng.

Câu 40: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải?

A.  Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.

B.  Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.

C.  Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D.  Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

Câu 41: Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật là dựa trên tính chất nào của gương cầu lõm?

A.  Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.

B.  Biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ.

C.  Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ.

D.  Biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.

 

Câu 42: Gương cầu lõm không được ứng dụng để chế tạo các thiết bị nào sau đây?

A.  Thiết bị hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật.

B.  Pha đèn pin, đèn ô tô và nhiều đèn để chiếu xa khác.

C.  Dụng cụ soi tai, mũi, họng của các bác sĩ được đeo trên trán khi khám bệnh.

D.  Gương quan sát phía sau ở xe máy hay ô tô.

Câu 43: Vật nào sau đây được gọi là nguồn âm?

A.  Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu.

B.  Cái trống để trong sân trường.

C.  Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm.

D.  Chiếc âm thoa đặt trên bàn.

Câu 44: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?

A.  Nước suối đang chảy.

B.  Mặt trống đang được gõ.

C.  Ống sáo đang được thổi.

D.  Chiếc âm thoa đặt trên bàn.

Câu 45: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

A.  Hình dạng nhạc cụ.

B.  Vẻ đẹp nhạc cụ.

C.  Kích thước của nhạc cụ.

D.  Tần số của âm phát ra.

Câu 46: Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A.  Biên độ dao động của mặt trống.

B.  Màu sắc của mặt trống.

C.  Kích thước của mặt trống.

D.  Kích thước của dùi trống.

Câu 47: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A.  130dB.

B.  180 dB.

C.  100 dB.

D.  70 dB.

Câu 48: Khi truyền đi xa, đại lượng nào của âm đã thay đổi?

A.  Vận tốc truyền âm.

B.  Tần số dao động của âm.

C.  Biên độ dao động của âm.

D.  Tần số dao động và biên độ dao động của âm.

 

Câu 49: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A.  Khoảng chân không.

B.  Tường bê-tông.

C.  Nước biển.

D.  Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất.

Câu 50: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy/cô giảng thông qua môi trường truyền âm nào?

A.  Không khí.

B.  Chất rắn.

C.  Chất lỏng.

D.  Chân không.

Câu 51: Âm phản xạ là

A.  âm dội lại khi gặp mặt chắn.

B.  âm đi xuyên qua mặt chắn.

C.  âm đi vòng qua mặt chắn.

D.  âm đi dọc theo mặt chắn.

Câu 52: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là

A.  1s .

B.    1 s .

2

C.     1 s .

10

D.     1 s .

15

Câu 53: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang. Trong phòng nào có âm phản xạ?

A.  Phòng rất lớn.

B.  Phòng nhỏ.

C.  Cả hai phòng.

D.  Không có phòng nào cả.

Câu 54: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

A.  Trồng cây xung quanh bệnh viện.

B.  Xác định độ sâu của biển.

C.  Làm đồ chơi “điện thoại dây”.

D.  Làm tường phủ dạ, nhung.

 

Câu 55: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

A.  Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng.

B.  Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng.

C.  Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng.

D.  Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng.

Câu 56: Vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

A.  Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

B.  Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

C.  Vì có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

D.  Vì có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Câu 57: Vì sao trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng?

A.  Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B.  Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C.   Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, nên giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.

D.  Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 58: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?

A.  Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.

B.  Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C.  Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

D.  Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.

Câu 59: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?

A.  Vì tia chớp có trước tiếng sét.

B.  Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng.

C.  Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe.

D.  Vì vận tốc truyền âm trong không khí chậm hơn vận tốc ánh sáng.

 

Câu 60: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

A.  Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng.

B.  Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác.

C.  Cá nghe được âm thanh truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước nên sẽ bơi đi chỗ khác.

D.  Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng.

Câu 61: Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không?

A.  Vì chân không là môi trường không có khối lượng

B.  Vì chân không là môi trường không có màu sắc

C.  Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không

D.  Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất

Câu 62: Khi ngồi trong phòng, ta không nghe được tiếng bước chân của một người đang đi trên sàn nhà. Tuy nhiên khi nằm áp sát tai xuống sàn nhà, ta lại nghe rõ tiếng bước chân này. Điều này chứng tỏ

A.  âm truyền trong chất khí nhanh hơn trong chất rắn.

B.  âm truyền trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí.

C.  âm truyền trong chất khí tốt hơn trong chất rắn.

D.  âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí.

Câu 63: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?

A.  Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm.

B.  Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm.

C.  Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng.

D.  Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang.

Câu 64: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 10cm. Hỏi khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến gương phẳng bằng bao nhiêu?

A.  1cm

B.  10cm

C.  20cm

D.  5cm

Câu 65: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 6cm. Hỏi khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S bằng bao nhiêu?

A.  10cm

B.  3cm

C.  12cm

D.  6cm

 

Câu 66: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Giá trị của góc tới là

A. 300

B. 1200

C. 600

D. 900

Câu 67: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 900 như hình vẽ. Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ i’.

 

 
 

 

 

 

A. i = i’ = 900

B. i = i’ = 450

C. i = 400, i’ = 500

D. i = i’ = 1800

 
 

 


Câu 68: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 600 như hình vẽ. Góc tới có giá trị bằng bao nhiêu?

 

 

A. 1200

B. 600

C. 900

D. 300

 

Câu 69: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 1300 như hình vẽ. Góc tới có giá trị bằng bao nhiêu?

 

 
 

 

 

 

A. 1300

B. 500

C. 400

D. 600

Câu 70: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 400 như hình vẽ. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

 
 

 

 

 

A. i’ = 1400

B. i’ = 700

C. i’ = 500

D. i’ = 400

Câu 71: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 140o như hình vẽ. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 140o

B.  i’ = 50o

C.  i’ = 40o

D.  i’ = 80o

 

Câu 72: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120o như hình vẽ. Góc tới i và góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i = i’ = 120o

B.  i = i’ = 60o

C.  i = i’ = 30o

D.  i = i’ = 45o

Câu 73: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 1500 như hình vẽ. Góc tới i và góc phản xạ i’ có giá trị bằng bao nhiêu?

 
 

 

 

 

A. i = i’ = 1500

B. i = i’ = 300

C. i = i’ = 600

D. i = i’ = 750

Câu 74: Một bức tường cao, rộng, cách một người 15m, khi la to người đó có nghe được tiếng vang không? Tại sao? Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s < 1/5s.

B.  Người đó nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s > 1/15s.

C.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,04s < 1/15s.

D.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s > 1/15s.

Câu 75: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A.  2s

B.  1s

C.  4s

D.  3s

 

Câu 76: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

A. 1500m.

B. 750 m.

C. 500 m.

D. 1000 m.

Câu 77: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

A. 1700 m.

B. 170 m.

C. 340 m.

D. 1360 m.

Câu 78: Một người đứng cách nơi xảy ra sét đánh 1,19km. Tính thời gian người này nghe được tiếng sét sau khi nhìn thấy tia chớp? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

A. 0,35s.

B. 3,5s.

C. 0,7s.

D. 7s.

Câu 79: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A. 10,53m.

B. 9,68m.

C. 12,33m.

D. 11,33m.

Câu 80: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A. 11,34m.

B. 22,67m.

C. 34m.

D. 5100m.

--- HẾT ---

0
1 tháng 11 2016

coi guong phang là 1 dg thang d, AB là 1 đoạn thang o ngoai d, từ A vẽ A' đối xứng voi A

tu B vẽ B' đoi xung voi B nối A'B' la xong

1 tháng 11 2016

thanks bạn nha