K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2016

Câu 1: Kể tên các vương triều của nước Ấn.

Câu 2: Kể tên những văn hóa của nước Ấn

Câu 3: Vương triều nào mạnh mẽ nhất thời Ấn, vì sao?

Câu 4: Thực dân Anh xâm lược nước Ấn khi nào?

Nguồn: Hana - chan

12 tháng 9 2016

Cảm ơn bạn nha!vui

9 tháng 10 2016

Mình rồi nè bạn.

Câu 1: XHPK châu Âu được hình thành trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Thể nào là lãnh địa phong kiến? XHPK châu Âu gồm những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó như thế nào?

Chúc bạn học tốt.

11 tháng 10 2016

Thanks ! Nhưng mà bạn học trường nào !!

28 tháng 10 2016

BẠN NÀO ĂN NGON THÌ GIÚP NHÉ

28 tháng 10 2016

Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt là:

-Chủ động tấn công trước vào đất Tống để tự vệ.

-Chớp thời cơ khi giặc lâm vào tình thế bị động để đánh trận quyết chiến.

-Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa( thể hiện tính nhân đạo của dân tộc ta)

-Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ đánh giặc.

hihi

 

12 tháng 11 2019

Tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

Chúc bạn học tốt!

KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 I/ TRẮC NGHIỆM:( 8 ĐIỂM) Em chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B.Trung Quốc và các nước phương Đông. C.Nhật Bản và các nước phương Đông. D.Ấn Độ và các nước phương Tây. Câu 2: Nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí? A. Anh, Pháp....
Đọc tiếp

KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 I/ TRẮC NGHIỆM:( 8 ĐIỂM) Em chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B.Trung Quốc và các nước phương Đông. C.Nhật Bản và các nước phương Đông. D.Ấn Độ và các nước phương Tây. Câu 2: Nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí? A. Anh, Pháp. B.Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha C. Đức, Ý. D. Pháp, Bồ Đào Nha. Câu 3: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A.Vạn lí trường thành. B. Tử cấm thành. C. Ngọ môn. D. Lũy Trường Dục. Câu 4: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời nhà Tần là gì? A.Trấn,phủ. B. Quận, huyện. C. Huyện, xã. D. Phủ, thành. Câu 5: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì? A. Chữ Nho. B. Chữ tượng hình. C. Chữ Phạn. D. Chữ Hin-đu. Câu 6: Dưới Vương triều Hồi giáo Đê-li( thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì? A. Đạo Phật. B.Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Hin-đu. D. Đạo Bà La Môn. Câu 7: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là: A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C.Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ và nông nô. Câu 8: Ở châu Âu từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào? A.Tập trung vào tay quí tộc. B. Tập trung vào tay các lãnh chúa. C. Tập trung vào tay vua. D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị.

0
29 tháng 9 2016

Bạn nhấp vô link sau lafcos nè:

http://onthionline.net/de-thi/item/7128363/de-kiem-tra-15-phut-lich-su-(co-dap-an).html

29 tháng 9 2016
Họ tên:……………………………
Lớp 7a.. KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM 2010 – 2011
ĐỀ:
I. Trắc nghiệm: 3đ.
Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái đầu câu .
Câu 1/ Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào ? Ở đâu ?
Năm 1417, ở núi Lam Sơn – Thanh Hóa.
Năm 1418, ở núi Chí Linh – Nghệ An.
Năm 1418, ở núi Lam Sơn – Thanh Hóa.
Năm 1418, ở núi Lam Sơn – Hà Tỉnh.
Câu 2/ Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì ?
Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến.
Giúp Lê Lợi rút quân an toàn.
Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng.
Tất cả đều đúng.
Câu 3/ Trận Chi Lăng – Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bao nhiêu quân giặc ?
A. 5 vạn. B. 10 vạn. C. 15 vạn. D. 20 vạn.
Câu 4/ Nước Đại Việt thời Lê Sơ được chia làm mấy đạo ?
A. 1 đạo. B. 10 đạo. C. 13 đạo. 15 đạo.
II. Tự luận: 7đ
Câu 1/ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ và nhận xét về bộ máy nhà nước này ? 5đ.
Câu 2/ Hãy trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp thời Lê Sơ ?2đ
Hết 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………  
19 tháng 10 2016

Lớp mấy vậy ???

19 tháng 10 2016

lớp 7 nha ! mình cần gấp

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lâu đời, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử; sự thụt lùi hoặc phát triển trong quan hệ hai nước luôn tác động đa chiều, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình mỗi nước. Để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh trong tương lai và mong muốn đó thành hiện thực, cần đánh giá, nhận thức đầy đủ mọi chiều cạnh của mối quan hệ ấy, nhìn rõ những thành tựu cũng như thách thức; từ đó, có những giải pháp phù hợp.

Tiền đề cho sự phát triển mối quan hệ song phương

Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).

Nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc duy trì cơ chế viếng thăm cấp cao thường niên - một cơ chế hợp tác hết sức hiệu quả, cho phép kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ; đồng thời, tiếp tục tìm ra hướng đi mới cho quan hệ hai nước. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến những bước dài với các hoạt động ngoại giao nhân dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ… với nội dung trao đổi, hợp tác đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng nấc. Điểm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông qua kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực.

Một trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới - lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ(năm 2004)…

Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng. Đến hết năm 2010, kim ngạch mậu dịch hai nước đã đạt trên 30 tỷ USD (1) và dự đoán năm 2015, con số này vượt 50 tỷ USD. Điều đáng nói là, nếu như 10 năm đầu sau bình thường hóa quan hệ (1991 - 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là khá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Việt Nam, thì từ sau năm 2001, tình hình đã có những cải thiện đáng kể. Việt Nam gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách đều đặn, bình quân mỗi năm tăng 13,75%. Hai nước dự tính nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017(2). Quan hệ hợp tác đầu tư hai chiều Việt Nam - Trung Quốc cũng tăng đáng kể, có sự chuyển hướng rõ rệt từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng vị trí hàng đầu, chiếm 501/657 dự án, đạt 76% số dự án đầu tư(3); đồng thời, số dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.

Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng nâng cao cả về chất và lượng.

Những trở ngại cần vượt qua

Cũng như quan hệ với nhiều quốc gia khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn không tránh khỏi những khúc mắc, bất đồng, những thách thức không nhỏ, đòi hỏi nỗ lực giải quyết cả từ hai phía.

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc lớn thứ hai thế giới với những chỉ số phản ánh sức mạnh quốc gia khá ấn tượng (4). Sự vươn lên ngoạn mục ấy khiến Trung Quốc đã chuyển chính sách ngoại giao từ “giấu mình chờ thời” sang cạnh tranh trực diện, tạo ra những thách thức đối với khu vực và các nước láng giềng.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông. Tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại Biển Đông để hiện thực hóa tuyên bố về “đường lưỡi bò”, tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo... không chỉ khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, dư luận quốc tế lên tiếng mà còn làm cho Việt Nam và các nước trong khu vực hết sức quan ngại.

Trong lĩnh vực kinh tế, cán cân thâm hụt thương mại đang nghiêng rất lớn về phía Việt Nam, là thách thức mang tính báo động. Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam, chủ yếu là nguyên vật liệu phụ trợ, linh kiện và máy móc thiết bị, từ Trung Quốc tăng mạnh qua từng năm: 4,4 tỷ năm 2006; 11,5 tỷ năm 2009; 12,7 tỷ USD năm 2011; 16,4 tỷ USD năm 2012; và 23,7 tỷ USD năm 2013 (5). Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm 2015 tăng 4,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Trung bình kim ngạch nhập siêu là 2,16 tỷ USD/tháng(6).

Thặng dư thương mại nghiêng lệch về phía Trung Quốc cộng với nhiều mặt hàng nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chưa bảo đảm chất lượng,… sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam, tới dư luận và qua đó ảnh hưởng lâu dài đối với quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Những thách thức nêu trên dẫn tới một hệ lụy to lớn, đó là làm xói mòn niềm tin, tác động tiêu cực đến sự tin cậy mà hai nước đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua, đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp tích cực, phù hợp và hiệu quả để Việt Nam và Trung Quốc thực sự là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong bối cảnh khu vực và quốc tế đầy biến động hiện nay.

Để tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ổn định và phát triển

Trong các thách thức nêu trên, thách thức về Biển Đông là to lớn nhất và con đường giải quyết nó đòi hỏi sự tỉnh táo cả từ hai phía. Trên cơ sở “lấy đại cục làm trọng”, nhất thiết Việt Nam và Trung Quốc phải cố gắng duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông; không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hoặc mở rộng tranh chấp; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình. Đặc biệt, hai bên cần tuân thủ những thỏa thuận cụ thể đã đạt được như “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN; đồng thời, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đó là những nguyên tắc cứng mà mỗi bên đều có trách nhiệm thực hiện như đã cam kết. Luôn sử dụng các cơ chế để duy trì đối thoại, duy trì các cuộc gặp gỡ hằng năm, các cuộc gặp gỡ không chính thức… trong giải quyết xung đột. Một con đường hữu ích để từng bước giải quyết bất đồng giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông là tăng cường hợp tác, hợp tác để gạt bỏ bất đồng và cùng phát triển; hợp tác trong nghiên cứu khoa học biển; hợp tác trong các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác an ninh...

Để mối quan hệ luôn ổn định và phát triển, Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết mọi vấn đề dựa trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; thúc đẩy hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết những vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tiến hành quan hệ hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ mỗi nước với các nước khác.

Những nút thắt trong quan hệ hai nước khi dần dần được tháo gỡ, được giải quyết phù hợp với thực tiễn, với luật pháp và thông lệ quốc tế, sẽ tiếp tục tạo đà cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của mỗi nước. Lịch sử cho thấy, nếu giải quyết đúng hướng, đúng cách những nút thắt đó sẽ mang lại cho hai nước, hai dân tộc nhiều cơ hội mới để cùng phát triển trong hữu nghị, hòa bình và thịnh vượng./.

-----------------------------------------------

(1) Củng cố tình hữu nghị Việt - Trung, Báo Người Lao động điện tử, ngày 3-9-2011

(2) Nâng cao cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Cổng thông tin điện tử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 15-10-2013

(3) Nguyễn Phương Hoa: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, vnics.org.vn

(4) Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới với lực lượng quân thường trực lớn nhất thế giới, sở hữu một chương trình không gian do con người điều khiển, một tàu sân bay, có đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc quốc gia lớn nhất thế giới và hệ thống đường sắt cao tốc thuộc loại tốt nhất thế giới… Trung Quốc hiện là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai thế giới và nước cung cấp vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đứng thứ ba thế giới, đồng thời là nhà sản xuất nhiều loại hàng hóa lớn nhất thế giới .