K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 1

a. Thanh Hiên thi tập: 

- Hoàn cảnh sáng tác: viết vào những năm trước 1802, để nói lên tình cảnh, tâm sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ Lê – Trịnh.

- Nội dung: chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản, uất ức… Thanh Hiên thi tập ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối u uất không thể giải tỏa. Bao trùm tập thơ là điệp khúc buồn, u uẩn, day dứt khôn nguôi.

- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố. 

b. Nam trung tạp ngâm: 

- Hoàn cảnh sáng tác: gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Tập thơ hiện có 40 bài, mở đầu tập là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú lâu năm mong về).

- Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành...) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).

- Nghệ thuật: giọng điệu bi thiết, buồn thƣơng. Còn về phong cách, thơ Nguyễn Du có giọng nhu, khoan thai mà tha thiết lắng sâu và chân thành hết mực, cảm hứng trữ tình và cảm hứng hiện thực đan xen làm nên tính chất vừa thống nhất, vừa phân hóa tƣơng đối trong cảm hứng nghệ thuật nói chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trong đó, cảm hứng trữ tình vẫn chiếm ưu thế hơn cả và tạo thành âm hưởng chủ đạo của hai tập thơ. Đó là thế giới tinh thần đầy u uất, buồn thương và những vận động nội tâm sâu sắc của một con người luôn khao khát sống nhưng thời thế lắm điều bất như ý.

c. Bắc hành tạp lục: 

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc 

- Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa. Với đề tài hiện thực, Nguyễn Du từ cõi lòng đầy những thất vọng khổ đau của riêng mình đề cập đến những trăn trở trước số phận của cõi người. Xuất hiện trong tập thơ là hiện thực nhân dân cùng khổ, Nguyễn Du đã vẽ nên những bức tranh sông động về tình cảnh những người dân nghèo trên bước đường tha phương.

- Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối. 

6 tháng 3 2019

Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)

Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.

 + Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

 + Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.

 + Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.

Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.

18 tháng 9 2018

Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí thần tiên, thoát khỏi những thứ phàm tục trốn hồng trần:

+ Bức tranh Hương Sơn vẫn đẹp và trở nên thơ mộng vô cùng: cảnh Hương Sơn “nhác trông như gấm dệt”

+ Những câu thơ rất mực trong sáng, đó là sản phẩm thẩm mĩ cao độ

⇒ Tác giả yêu cảnh vật thiên nhiên cũng chính là cách thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương

13 tháng 9 2023

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn người tử tù:

- Tác giả ca nêu lên phong cách tạo ra thế giới nhân vật riêng của tác giả truyện ngắn.

- Văn bản ca ngợi nội dung truyện ngắn đã làm nổi bật sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái tài, cái đẹp với cái tục tằn, giữa thiên lương với tội ác.

Văn bản trên cho thấy người muốn làm sáng tỏ đặc điểm về giá trị nghệ thuật

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm: Thể hiện con người của Thúy Kiều thấu tình đạt lí, quyết liệt lấy lại phẩm giá, quyền sống cho mình. Đồng thời thể hiện sự ngang tàng, chính trực bên ngoài và nồng nàn yêu thương bên trong của Từ Hải. Để lại sự nuối tiếc, đau xót với khung cảnh chàng trai Từ Hải chết. 

- Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện rõ được biến đổi tâm lí phức tạp của Kiều, lối nói vần điệu ngôn từ truyền thống.

- Nhận xét của tác giả về tác phẩm: 

+ Ưu điểm: Có sự lồng ghép tự nhiên câu nói, câu thơ, giản lược một số điển cố điển tích nhằm dễ nghe, dễ hiểu và đi sâu vào lòng mọi người hơn mà không đánh mất đi hồn cốt của tác phẩm. 

+ Hạn chế: Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Vũ đạo hơi nhiều hơn so với mức cần thiết, chưa thực sự mạnh dạn đẩy đến mức phá cách để tạo ấn tượng đậm sâu hơn là những khung cảnh quen thuộc trong tác phẩm.

NG
30 tháng 1

- Bắc hành tạp lục được sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

- Nội dung chính: Niềm cảm thương, trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là thân phận của những kiếp tài hoa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu sức gợi và hệ thống hình ảnh y phục, đan xen việc sử dụng điển và nhiều từ ngữ thông tục có giá trị tượng hình và biểu cảm, đoạn văn Thề Nguyền giúp người đọc hiểu được quan niệm về tình yêu. tình yêu tự do, tiến bộ của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã dựng nên một cảnh đẹp, đó là đêm trăng tình, đêm hẹn ước để thể hiện khát vọng tự do của Thúy Kiều. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng chứa đựng sự trong sáng, thủy chung, son sắc. Cảnh thề nguyền trong đêm trăng là giây phút hạnh phúc nhất đời Thúy Kiều, bởi lúc ấy nàng được sống và được yêu say đắm. Không chỉ có một lời thề hay một lời hứa, cô ấy giờ đây đã ở bên người mình yêu. Qua mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo về tình yêu và hạnh phúc con người. Chưa kể đến những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa, một bộ phận luôn bị lễ giáo khống chế.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đoạn trích “Thề nguyền” thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”. Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Đoạn trích thành công với nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố; hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, tóc tơ, chữ đồng,... Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm. Đây quả là một đoạn thơ xuất sắc trong việc ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.