K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chú chim sâu

Một hôm, Chim sâu vào rừng chơi và được nghe Hoạ Mi hót. Về tổ, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:

- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là họa mi, mà lại là chim sâu ?

- Bố mẹ là chim sâu thì con phải là chim sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.

Chim sâu con lại hỏi:

- Chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ ?

- Tại sao con lại muốn trở thành hoạ mi?

- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

Chim bố nói:

- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót đâu, con ạ! Con hãy cứ là chim sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.

Một thời gian sau, chim sâu đã khôn lớn.Một buổi chiều, trời đầy bão giông. chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới  nâng chim sâu lên và đặt chim sâu trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh.  Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Ông bố chú  bé nói:

- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!

Chú chim sâu chợt nhớ lại lời chim bố ngày nào: “Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót”. Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung chim sâu lên cho chú bay đi.

 Chú chim sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng “ tích tích”. Những tiếng kêu“ tích tích” của chim sâu khiến chú bé rất thích thú.

     Sau đó, chim sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

                                                                                                    ( Theo Nguyễn Đình Quảng )

Qua câu chuyện trên, em đã rút ra được bài học gì?

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2
30 tháng 7 2021

Đừng vì vẻ bên ngoài mà đánh giá bên trong. 

5 tháng 3 2022

vẻ bề ngoài quan trọng như thế sao

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

A. Từ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    C. Không rõ từ phương nào.                        

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

1

Câu 1: 

C. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: 

A. Êm đềm, rộn rã.

Câu 3: 

B. Nhạc sĩ giang hồ.

Câu 4: 

Nội dung chính của bài văn là mô tả về con chim họa mi và tiếng hót của nó vào các buổi chiều, cũng như việc tác giả so sánh chú chim với một nhạc sĩ giang hồ và miêu tả hành động của nó trong tự nhiên.

Câu 5: 

A. im lặng

Câu 6: 

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

Câu 7: 

B. thay thế từ ngữ

Câu 8:

Bộ phận chủ ngữ: con họa mi ấy.

CHIM HỌA MI HÓT          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

          Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.              

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

ATừ phương Bắc.                   B. Từ phương Nam.    CKhông rõ từ phương nào.                        

Câu 2(0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Êm đềm, rộn rã.                    B. Lảnh lót, ngân nga.               C. Buồn bã, nỉ non.           

Câu 3: (1 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?

A. Nhạc sĩ tài ba.                       B. Nhạc sĩ giang hồ.                      C. Ca sĩ tài ba.

 Câu 4(1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?

Câu 5: (1 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?                             

A. im lặng                                       B. rộn ràng                                     C. ồn ào

Câu 6: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?  

A. Nó không biết tự phương nào bay đến. / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.

B. Nó từ từ nhắm hai mắt. / Quả na đã mở mắt.                 

C. Con họa mi ấy lại hót. / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.

Câu 7: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. lặp từ ngữ                              B. thay thế từ ngữ                         C. từ ngữ nối

Câu 8: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau:

          Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.

 

 

1
18 tháng 5 2023

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: Nói về tiếng hót của họa mi

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: 

loading...

14 tháng 4 2022

c

14 tháng 4 2022

C

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm đoạn văn sau: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 

9/ Tìm trạng ngữ có trong bài và viết ra: 

 

0
1 tháng 4 2022

Thoạt đầu, khi nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, hòn đá rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.

CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch,...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

 

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                         

                                                                     (Theo Ngọc Giao)

 

 

 

 

 

 

          II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào đáp án đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra ( 7 điểm).

Câu 1: (0,5 điểm). Con chim họa mi từ đâu bay đến ?

A. Từ phương Bắc.                  B. Từ phương Nam.

C. Từ trên rừng.                       D. Không rõ từ phương nào.

 

Câu 2: (0,5 điểm). Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

A. Trong trẻo, réo rắt.            B. Êm đềm, rộn rã.

C. Lảnh lót, ngân nga.             D. Buồn bã, nỉ non.

 

Câu 3: (0,5 điểm). Chú chim họa mi được tác giả ví như ai ?

A. Nhạc sĩ tài ba.                 B. Nhạc sĩ giang hồ.

C. Ca sĩ tài ba.                       D. Ca sĩ giang hồ.

 

Câu 4: (0,5 điểm). Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1,0 điểm). Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót ?

A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.

B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.

C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.

D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.

 

Câu 6: (1,0 điểm). Nội dung chính của bài văn trên là gì?

……………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm). Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch?

A. rộn rã                                B. thanh vắng

C. ầm ầm                         D. lành lạnh

 

Câu 8: (0,5 điểm). Dấu phẩy trong câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.” 

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

 

 

 

Câu 9: (1,0 điểm). Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

          B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.

C. Liên kết bằng từ ngữ nối.

 

Câu 10: (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ  trong câu văn sau:

 

      Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt...
Đọc tiếp

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân kia liền quét cái đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán là ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.

Đoàn Giỏi

* Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách ghi dấu X vào ô trống trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Bài văn tả cảnh gì?

a) Cảnh rừng phương nam về trưa.

b) Cảnh rừng lúc đi săn.

c) Cảnh rừng phương nam lúc ban mai.

 

Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh rừng rất yên tĩnh?

a) Rừng cây im lặng quá.

b) Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

c) Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.

 

Câu 3. Những con vật trong bài tự biến đổi sắc màu để làm gì?

a) Để làm cho cảnh sắc thêm đẹp.

b) Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác.

c) Để làm cho kẻ thù không phát hiện ra.

 

Câu 4. Trong bài văn có mấy đại từ xưng hô?

a) Một đại từ. Đó là…………………….

b) Hai đại từ. Đó là…………………….

c) Ba đại từ. Đó là…………………….

Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; phảng phất; động đậy.

b) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; hương hoa; phảng phất;

c) chim chóc; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; trời tròn.

Câu 6. Trong câu văn dưới đây dấu phảy có tác dụng gì?

Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.

a) Ngăn cách các vế trong câu ghép

b) Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.

c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.

II. Trả lời câu hỏi:

Câu 1. (1 điểm) Tìm và chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a. Gạn đục khơi trong.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

c. Ba chìm bảy nổi.

d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho các từ ngữ sau: chạy, núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, dẻo dai, đi.

Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).

Động từ: ………………………………………………………………………

Danh từ: ……………………………………………………………………….

Tính từ: ………………………………………………………………………..

7
17 tháng 6 2023

help

 

17 tháng 6 2023

s0s