K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022

phân tích nè 

@chiều *Danh từ -khoảng thời gian từ sau trưa đến trước tối =từ sáng đến chiều ~ ba giờ chiều ~ trời đã về chiều -khoảng cách từ cạnh, mặt hoặc đầu này đến cạnh, mặt hoặc đầu kia của một hình, một vật =chiều cao ~ mỗi chiều dài 3 mét ~ phong trào vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu (b) -phía, bề =đoàn kết một chiều ~ "Dỗ dành khuyên giải trăm chiều, Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền." (TKiều) -hướng đi trên một đường, hướng quay xung quanh một điểm hay một trục =đường một chiều ~ theo chiều kim đồng hồ ~ gió chiều nào che chiều ấy (tng) -hướng diễn biến, xu thế của một quá trình =bệnh có chiều trầm trọng hơn ~ xem ra gió có chiều mạnh hơn lúc sáng *Động từ -làm theo hoặc đồng ý cho làm theo ý thích để được vừa lòng =cô ấy rất chiều con ~ con cái chiều theo nguyện vọng của ông *Tiền tố Chiều âm, chiều dương, chiều cao, chiều con, chiều chiều, chiều chuộng, chiều dài, chiều dọc, chiều hôm, chiều hướng, chiều khách, chiều kim đồng hồ, chiều qua, chiều rộng, chiều sâu, chiều tà, chiều tối. *Hậu tố ban chiều, buổi chiều, chợ chiều, điện một (xoay) chiều, đường một chiều, đổi chiều, gió chiều, hai chiều, trăm chiều, nuông chiều, sáng chiều, sớm chiều, xế chiều, xuôi chiều. *Từ liên quan Chìu (không có), Triều.

26 tháng 5 2019

Bốn câu thơ đầu: quy luật sinh hóa của tự nhiên, con người, vạn vật trong vũ trụ không bao giờ bất biến

   + Sự sống là một vòng luân hồi

   + Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu câu, dù vẫn nói được quy luật biến đổi nhưng sự vận động theo quy luật

Nhưng câu thơ cuối đã đảo ngược trật tự tuần hoàn trong tự nhiên: xuân tới, xuân hoa, hoa nở, hoa tàn.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

 

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

1

Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình.

Không gian thời gian gợi duyên tình.

2 và 3

Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió…mời gọi những bước chân đôi lứa.

Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.

4

Chiều thu sương lạnh xuống dần chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…đều tìm về nơi chốn của mình

Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn

Xao động tâm hồn, gợi nhắc thôi thúc kết đôi

5

Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hòa sắc thu, tình thu

Thu chiều hôm: lặng êm, ngơ ngẩn

Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”.

Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngẩn ngơ” khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

5 tháng 8 2018

- Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”

   + Từ “hoành sóc” thể hiện được ý chí lớn lao, kì vĩ, mang âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”

- Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện giữa không gian, thời gian bao la rộng mở

   + Chiều rộng của núi sông, chiều cao của Ngân Hà (sao Ngưu) thăm thẳm

   + Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu- mấy năm)

   + Con người được đặt trong không gian kì vĩ đó trở nên vĩ đại hơn

→ Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.

24 tháng 5 2019

Hai câu thơ có phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ

- Hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông ý chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông (dùng cái để chưa nói về cái được chứa)

Ẩn dụ: cau- trầu chỉ tình cảm trai gái (cau- trầu dùng trong cưới hỏi)

b, Nỗi nhớ người yêu trong thơ Nguyễn Bính có cả ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính lấp lửng hơn, phù hợp với việc diễn tả trạng thái cảm xúc mơ hồ khi yêu.

4 tháng 3 2023

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).