K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

Tk:

 

 Tài nguyên du lịch tự nhiên :

    + Địa hình : Có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

    + Khí hậu : đa dạng, phân hóa. Nước : sông, hồ, nước khoáng, nước nóng. Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

- Tài nguyên du lịch nhân văn :

    + Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hóa thế giới (quần thể kiến trúc cố đo Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản vi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên).

   + Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân. Tài nguyên khác : Làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

28 tháng 11 2021

-Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô ở Mèo Vạc

-Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, Hà Giang

-Mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 301 – 400

-Lễ hội đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hà Giang

-Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

-Chợ phiên Hà Giang

-Mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 401 – 500

-Núi Quản Bạ

Có gì sai bạn thông cảm nhé,quê mình không phải ở Hà Giang.

Thế mạnh kinh tế nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc so với Đông Bắc là

A. trồng cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt.

B. trồng cây công nghiệp lâu năm, nhiệt điện.

C. phát triển thủy điện, chăn nuôi gia súc lớn.

D. khai thác khoáng sản, chăn nuôi gia súc lớn.

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

10 tháng 12 2020

1.

 

- Phân bố dân cư, dân tộc:

+ Đồng bằng ven biển: dân cư đông đúc, mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở thành phố thị xã; chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm.

+ Đồi núi phía Tây: dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Chủ yếu các dân tộc ít người (Cơ –tu, Ra-giai, Ba-na, Ê-đê…) có đời sống còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo khá cao.

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Đồng bằng ven biển: đa dạng, gồm hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy sản).

+ Đồi núi phía Tây: chủ yếu hoạt động nông –lâm nghiệp (chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trồng cây công nghiệp).

8 tháng 1 2017

khác nhau

*địa hình

-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn

- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác

*Khí hậu

-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới

-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo

19 tháng 12 2023

 

  1. Vị Trí Địa Lý Đẹp:

    • Việt Nam có một vị trí địa lý đặc biệt, với bờ biển dài, núi non hùng vĩ, và thảo nguyên xanh tốt. Điều này tạo ra cơ hội để phát triển nhiều loại hình du lịch như biển, núi, và đồng bằng.
  2. Di Sản Thiên Nhiên và Văn Hóa:

    • Việt Nam có nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, và Di tích Lịch sử Quốc gia Huế. Đây là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch quốc tế và nội địa.
  3. Đa Dạng Sinh Học:

    • Các khu dự trữ sinh quyển như Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và Cúc Phương (Ninh Bình) thể hiện sự đa dạng sinh học đặc sắc, thu hút những người yêu thiên nhiên và nghiên cứu sinh học.

Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn:

  1. Văn Hóa Đa Dạng:

    • Với lịch sử hàng nghìn năm, Việt Nam có một văn hóa đa dạng và phong phú. Lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, lễ hội lồng đèn, hay lễ hội pháo hoa tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách.
  2. Ẩm Thực Tinh Tế:

    • Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng và ngon miệng. Những món ăn truyền thống như phở, bún chả, và nem rán đã trở thành biểu tượng văn hóa và du lịch.
  3. Lối Kiến Trúc Độc Đáo:

    • Những di tích lịch sử như Đền Cổ Loa, Chùa Một Cột, và Nhà thờ Đức Bà mang đậm dấu ấn kiến trúc độc đáo của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của người yêu nghệ thuật và lịch sử.
  4. Lối Sống Thư Thái:

    • Lối sống thư thái, gần gũi với thiên nhiên và truyền thống là một yếu tố quan trọng, làm cho Việt Nam trở thành điểm đến yên bình và thư giãn.

Những tài nguyên du lịch đa dạng này đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch ở Việt Nam, làm giàu văn hóa, kinh tế và tạo nên những trải nghiệm đặc sắc cho du khách.

30 tháng 10 2019

a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.

- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.

b)- Cây chè:

      + Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

      + Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.

- Cà phê:

      + Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

      + Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.