K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2020

Bài 1 : Bạn tự vẽ hinh 

a,

I là trung điểm AC và IN//AB nên IN là đường trung bình trong tam giác ABC

Suy ra N là trung điểm BC

I là trung điểm AC và IM//BC nên IM là đường trung bình trong tam giác ABC

Suy ra M là trung điểm BA

Do đó MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN//AC và MN=1/2 AC=5 (cm) 

b,

MN// AC nên AMNC là hình thang

Mặt khác AM=1/2AB=1/2BC=CN

MN<AC nên AMNC là hình thang cân

IN //AB hay IN//BM

IM//BC hay IM//BN nên IMBN là hình bình hành

Mặt khác ABC cân tại B nên BI vuông góc với AC hay BI vuông góc với MN

Do đó IMBN là hình thoi

c,

IMBN là hình thoi nên O là trung điểm IB và MN

Tứ giác BICK có hai đường chéo BC và IK cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên BICK là hình bình hành

Do đó BK//IC//AI và BK=IC=IA

hay ABKI là hình bình hành

O là trung điểm của BI nên O cũng là trung điểm AK

Do vậy A,O,K thẳng hàng

26 tháng 4 2020

a) Ta có I là trung điểm AC; IN//AB 

=> IN là đường trung bình \(\Delta\)ABC

=> N là trung điểm BC

Cmtt: M là trung điểm AB

=> MN là đường trung bình \(\Delta\)ABC

=> MN//AC và \(MN=\frac{1}{2}AC=\frac{1}{2}\cdot10=5\left(cm\right)\)

b) Tứ giác AMNC có: MN//AC
=> Tứ giác AMNC là hình thang

Lại có: \(AM=\frac{1}{2}AB\)(do M là trung điểm AB)

\(AN=\frac{1}{2}CB\)(Do N là trung điểm AC)

\(AB=\frac{1}{2}CB\)(do \(\Delta\)ABC cân tại B)

=> AMNC là hình thang cân

Tứ giác IMBN có: IM//BN và IN//BM

=> Tứ giác IMBN là hình bình hành

Lại có MB=BN\(\left(=\frac{1}{2}AD=\frac{1}{2}BC\right)\)

=> IMBN là hình thoi

c) N là trung điểm IK và O là trung điểm BI

=> ON là đường trung bình của \(\Delta\)IBK

=> ON//BK và ON//AI

=> BK//AI

IN//AB => IK//AB

=> Tứ giác ABKI là hình bình hành

Có D là trung điểm BI

=> O là trung điểm của AK

=> O;A;K thẳng hàng

1/Cho 3 số nguyên tố: a, a+k, a+2k (a>3,k thuộc N*). Chứng minh k chia hết cho 6.2/Giải phương trình: Căn(x-2) + Căn(y+2018) + Căn(z-2019) = 1/2(x+y+z).3/Cho (O;R).Vẽ hai dây AB,CD cố định và vuông góc nhau. M thuộc cung AC và nằm trên (O).K,H lần lượt là hình chiếu của M trên CD,AB. H là giao điểm của 2 dây AB và CD.a/Tính sin^2 gócMBA + sin^2 góc MAB + sin^2 góc MCD + sin^2 góc MDC.b/Chứng minh:OK^2 = AH.(2R - AH).c/Tìm vị trí...
Đọc tiếp

1/Cho 3 số nguyên tố: a, a+k, a+2k (a>3,k thuộc N*). Chứng minh k chia hết cho 6.

2/Giải phương trình: Căn(x-2) + Căn(y+2018) + Căn(z-2019) = 1/2(x+y+z).

3/Cho (O;R).Vẽ hai dây AB,CD cố định và vuông góc nhau. M thuộc cung AC và nằm trên (O).K,H lần lượt là hình chiếu của M trên CD,AB. H là giao điểm của 2 dây AB và CD.

a/Tính sin^2 gócMBA + sin^2 góc MAB + sin^2 góc MCD + sin^2 góc MDC.

b/Chứng minh:OK^2 = AH.(2R - AH).

c/Tìm vị trí của H để P = MA.MB.MC.MD có giá trị lớn nhất.

4/a/Cho (O;R) và đường thẳng d không đi qua (O).Lấy điểm M di chuyển được trên đường thẳng d. Từ M vẽ hai tiếp tuyến MP,MQ của (O). Chứng minh: Khi M thay đổi vị trí trên đường thẳng d thì dây cung PQ luôn đi qua 1 điểm cố định.

b/Cho tam giác có cạnh lớn nhất bằng 2. Người ta lấy 5 điểm phân biệt trong tam giác này. Chứng minh: Luôn tồn tại 2 điểm có khoảng cách không vượt quá 1. 

TỚ ĐANG CẦN GẤP LẮM. MONG CÁC BẠN GIẢI HỘ GIÙM MÌNH VỚI GHEN.CẢM ƠN NHIỀU NHIỀU !!!!!

0
3 tháng 9 2016

Bạn đăng từng bài thôi :)

3 tháng 9 2016

em cx ms lm xong bài kia =))