K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thứ nhất, về vị trí địa lý kinh tế. Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp. Nếu vùng có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh vùng.

Thứ hai, môi trường chính trị - pháp luật. Môi trường chính trị - pháp luật được tạo lập từ hệ thống các luật lệ, các cơ quan quyền lực nhà nước và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đối với DN, pháp luật không những điều tiết, bảo vệ quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch mà còn giải quyết tranh chấp, ngăn ngừa sự thỏa hiệp, giảm giá, độc quyền, thao túng thị trường, dựng nên các rào cản về kỹ thuật… Rõ ràng, hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động công nghiệp.

 

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Thực tế có rất nhiều cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp. Một số cơ chế, chính sách cơ bản và có tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp vùng bao gồm: Cơ chế tạo môi trường pháp lý, cơ chế đăng ký kinh doanh, cơ chế kiểm soát trong lĩnh vực công nghiệp; chính sách thuế, tài chính, tín dụng; chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách khuyến công; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; chính sách khoa học - công nghệ.

Thứ tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp của vùng, là tiền đề quan trọng, tác động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận của DN. Kết cấu hạ tầng công nghiệp bao gồm: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cung ứng điện năng, cấp thoát nước... Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của vùng đến lượt mình, lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng.

Thứ năm, ứng dụng khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN. Điều này không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời một số ngành kinh tế trọng điểm, đại diện của công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao và tạo ra giá trị gia tăng lớn. Để có công nghệ phù hợp, DN cần có thông tin đầy đủ về công nghệ, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, cải tiến, đầu tư, ứng dụng công nghệ và hợp lý hóa sản xuất; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề người lao động nhằm sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện mở cửa hội nhập, từ những người làm công tác hoạch định chính sách, chỉ huy điều hành đến trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng. Thực tế, khi các yếu tố sản xuất cổ điển ngày càng dễ tiếp cận nhờ toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh trong những ngành công nghiệp ngày càng được quyết định bởi khác biệt về kiến thức, kỹ năng và tay nghề của người lao động.

Để phát huy được vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bên cạnh việc xác định rõ chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh tác động thì việc đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn có vai trò hết sức quan trọng.
1 tháng 12 2021

Ai mà bt đc

 

1 tháng 3 2016

- Các nhân tố tự nhiên: + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phát triển công nghiệp đa ngành. Nguồn khoáng sản phong phú: Nhiều kim loại chủ yếu: than, dầu khí, sắt, man gan, kẽm, chì; nguồn thủy năng sông suối để sản xuất năng lượng; tài nguyên đất, nước, khí hậu,… + Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau cho các vùng. Hình thành các vùng công nghiệp: Khai than: Quảng Ninh, Sắt: Thái Nguyên … - Các nhân tố kinh tế-xã hội: + Dân cư và lao động: Dân số đông, sức mua tăng, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật + Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: còn thấp, hiệu quả xử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng. + Chính sách phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách kinh tế đối ngoại, khyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước. + Thị trường: Hàng công nghiệp có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt do nhiều mặt hàng ngoại nhập. Xuất khẩu ra nước ngoài đang phát triển song chất lượng, mẫu mà còn hạn chế, bị cạnh tranh gay gắt...

1 tháng 3 2016

- Các nhân tố tự nhiên:

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phát triển công nghiệp đa ngành. Nguồn khoáng sản phong phú: Nhiều kim loại chủ yếu: than, dầu khí, sắt, man gan, kẽm, chì; nguồn thủy năng sông suối để sản xuất năng lượng; tài nguyên đất, nước, khí hậu,…

+ Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau cho các vùng. Hình thành các vùng công nghiệp: Khai than: Quảng Ninh, Sắt: Thái Nguyên …

- Các nhân tố kinh tế-xã hội:

+ Dân cư và lao động: Dân số đông, sức mua tăng, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật

+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: còn thấp, hiệu quả xử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.

+ Chính sách phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách kinh tế đối ngoại,  khyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước.

+ Thị trường: Hàng công nghiệp có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt do nhiều mặt hàng ngoại nhập. Xuất khẩu ra nước ngoài đang phát triển song chất lượng, mẫu mà còn hạn chế, bị cạnh tranh gay gắt...

28 tháng 8 2017

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Các yếu tố đầu vào:

      + Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).

      + Lao động.

      + Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

- Các yếu tố đầu ra:

      + Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).

      + Thị trường ngoài nước.

- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

8 tháng 12 2018

Nguồn tài nguyên khoáng sản thuộc các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp.

Đáp án: D.

1 tháng 11 2021

Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao

Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê

Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè

Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp

1 tháng 11 2021

Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.

Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.

Thị trường trong và ngoài nước.

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.

21 tháng 2 2017

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

1 tháng 4 2017

+ Yếu tố đầu vào

- Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng.

- Lao động

- Cơ sở vật chất

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật

- Đường lối chính sách nhà nước.

+ Yếu tố đầu ra

- Thị trường trong nước

- Thị trường nước ngoài.


10 tháng 10 2018

- Yếu tố đầu vào :

+ Khoáng sản

+ Sản phẩm nông nghiệp

+ Vốn đầu tư

+ Lao động

+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng

+ Chính sách phát triển

- Yếu tố đầu vào :

+ Sp các nghành công nghiệp

+ Thu nhập

_Chúc bạn học tốt