K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

Trả lời:

Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiền triết vĩ đại được.



 

27 tháng 12 2019

Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:

- Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt

- Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ

19 tháng 12 2016

Đang dệt vải, thấy con bỏ lớp học về nhà chơi, bà mẹ liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt. Thấy mẹ làm việc ấy, chắc chắn cậu bé mải chơi, lười học kia sẽ sửng sốt, thắc mắc. Tấm vải đang liền thế kia, đang đẹp thế kia, sao mẹ lại cắt nó ? Công lao mẹ dệt vải biết bao khó nhọc vất vả, sao tự dưng mẹ lại cắt đứt ? Những câu hỏi ấy vừa trỗi lên trong đầu con, đã được mẹ trả lời ngay : "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dột tấm vải này mà cắt đứt di vậy". Đang dệt vải là đang làm một việc có ích đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc, niềm vui cho cả hai mẹ con. Đó cũng là việc rèn cho mẹ đức tính cần cù, bàn tay khéo léo trong lao động và góp phần chuẩn bị cho tương lai, cuộc sống của con. Vậy mà mẹ cắt đứt nó. Vải đang dệt, đang lành nguyên, hứa hẹn bao điều tốt đẹp mà bị đứt... Xót xa, nuối tiếc biết bao nhiêu. Do đó, từ việc tấm vải bị cắt đứt bởi chính bàn tay đang dệt vải của mình, bà mẹ Mạnh Tử đã liên hệ, đối chiếu với việc cậu con trai đang học, bỗng bỏ học đi chơi. Hai việc ấy tưởng xa nhau mà hoá rất gần nhau, có quan hệ gắn bó với nhau, có ý nghĩa như nhau. Vốn là người thông minh, ham học hỏi, biết suy nghĩ, thấy việc mẹ làm, rồi nghe lời mẹ nói, Mạnh Tử hiểu ngay mọi lẽ. Mẹ không hề nặng lời mà chỉ bằng việc làm cụ thể, bằng một câu giải thích giản dị đã bộc lộ biết bao nỗi niềm. Chính vì thương con, muốn con nên người nên mẹ phải tỏ thái độ kiên quyết, dứt khoát như thế. Hiểu lòng mẹ, biết kính trọng mẹ và luôn vâng lời mẹ, Mạnh Tử đã nhận ra lỗi lầm. "Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền". Cách dạy con của bà mẹ bất ngờ, độc đáo mà hiệu nghiêm biết bao. Tóm lại, truyện Mẹ hiền dạy con ngợi ca một tấm gương người mẹ có tấm lòng và phương pháp dạy con của một cô giáo tài hoa: Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, rèn cho con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại, rất nghiêm khắc. Bên cạnh nhân vật người mẹ - cô giáo, nhân vật Mạnh Tử cũng thật đáng nhớ. Đó là một người con - cậu học trò vừa hiếu thảo vừa nhanh nhẹn, thông minh, biết vâng lời mẹ, biết làm theo điều tốt.

20 tháng 12 2016

Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại: cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Điểm khác với truyện Con hổ có nghĩa truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật).

 

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh...
Đọc tiếp

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)

2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử

3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .

6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử : chết

- tử : con

Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?

công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử

2
25 tháng 12 2016

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

  • Tử: chết
  • Tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

25 tháng 12 2016

mọi người giúp em với, làm ơnkhocroikhocroikhocroi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.

2 tháng 1 2017

Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ

18 tháng 11 2017

Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.

- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ

- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.

ĐỀ SỐ 4.I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?A. Liệt nữ truyệnB. Mạnh Tử truyệnC. Nam Ông mộng lụcD. Cổ học tinh hoa 2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 4.

I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?

A. Liệt nữ truyện

B. Mạnh Tử truyện

C. Nam Ông mộng lục

D. Cổ học tinh hoa

 

2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?

A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con

 

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con

B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ

C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho

D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền

 

4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?

A. Khi nhà ở canh nghĩa địa

B. Khi nhà ở cạnh chợ

C. Khi nhà ở cạnh trường học

D. Khi nhà ở giữa làng

 

5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?

A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở

B. Muốn con đi học gần trường

C. Muốn con học được nhiều

d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ

 

6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?

A. Không muốn con nói dối

B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi

C. Không muốn con học nghề dệt vải

D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo

 

7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?

A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con

B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con

C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực

D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người

 

8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?

A.Khiến con thích làm ăn buôn bán

B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép

C. Khiến con học hành chuyên cần

D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền

 

9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?

A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung

B. Yêu thương loài vật

C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn

D. Sự khéo léo và kiên trì

 

10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?

A. Phụ tử

B. Thê tử

C. Sinh tử

D. Mẫu tử

 

11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. Điên đảo

B. Buôn bán

C. Vui vẻ

D. Chăm chỉ

 

12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm chủ- vị

13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?

A.Buôn bán điên đảo

B.Đang dệt cửi

C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải

D. Còn đang thơ ấu

 

14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?

A. Còn đang thơ ấu lắm

B. Quý báu lắm

C. Rất chuyên cần

D. Còn thơ ấu

 

II. Tự luận( 6,5 điểm)

1. Trong truyện Con hổ có nghĩa, từ nghĩa được nói đến ở hai con hổ có điểm nào chung và điểm nào riêng? Từ đó, nếu cách hiểu về từ nghĩa trong nhan đề tên truyện Con hổ có nghĩa? ( 1, 5 điểm)

2. Đọc bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Từ những gợi ý của bài ca dao trên, hãy kể về người cha( mẹ) của mình.  (5,0 điểm)

 

0
31 tháng 7 2019

Đáp án: B

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em vớiai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồiNgữ văn 6 nha Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ...
Đọc tiếp

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em với

ai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồi

Ngữ văn 6 nha

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản

Câu 4: Nhân vật Thái y họ Phạm trong truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có những phẩm chất nào? Hãy tìm các chi tiết trong tác phẩm thể hiện điều đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn hoặc tình yêu thương con người.

Câu 6: Văn xuôi thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện sự phong phú của tác giả. Tìm một số yếu tố đó trong văn bản con hổ có có nghĩa và phân tích tác dụng của nó

Bài tập Ngữ văn

 

5
13 tháng 1 2018

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



13 tháng 1 2018

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.