K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

đề 1:Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng.Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa vị anh hùng thành nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi.Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn là sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên.

đề 2: Em bé khoảng chừng bảy,tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí.Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối đáp với viên quan và nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa khiến cho viên quan, nhà vua và sứ thần nước láng giềng phải khâm phục. Câu trả lời của em đều dựa vào kinh nghệm đời sống của nhân dân chứ không hề dựa vào sách vở. Trí tuệ của em bé tượng trưng cho sự thông mình của nhân dân ta.

K NHA

7 tháng 2 2019

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:

29 tháng 10 2016

trình bày như bài bình thường nói chung là cách bạn trình bày

Nelson Mandela là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999 và là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.

Trước khi trở thành Tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC).

Ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994 sau 27 năm trong tù. Ông là một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất thế giới, người đã dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi, thay thế nó bằng một nền dân chủ đa chủng tộc. Mặc dù Nelson Mandela đã ngã xuống, nhưng những câu nói bất hủ của ông sẽ còn mãi với thời gian và nhân loại.

Chúng ta hãy cùng đọc lại những câu nói nổi tiếng nhất của ông, những câu nói đã làm lay động trái tim biết bao con người, cho họ sức mạnh, niềm tin vào bản thân cũng như truyền cảm hứng cho họ đứng lên đấu tranh dành quyền lợi của mình trước sự kì thị, phân biệt đối xử.

Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc

'Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc' là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

Trong cuộc sống chúng ta luôn bắt mình phải chạy theo những cuộc đua để khẳng định mình, để tìm kiếm những thứ mình mong muốn. Trong cuộc đua đó sẽ có người thắng kẻ thua, sẽ có người mỉm cười với những thành quả và có người rớt nước mắt tiếc nuối cho những gì đã qua. Nếu quá quan trọng kết quả thì chính chúng ta đẩy mình đến sự thất bại. Trên đường đời không có ai là người chiến thắng chỉ có người dám chiến đấu tới cùng cho những ước mơ còn dang dở mà thôi.

Có người đã từng nói rằng: Tôi không nhất định phải là người chiến thắng nhưng nhất định phải là người chiến đấu tới cùng. Bạn có biết vì sao lại như vậy không? Bởi nếu chúng ta chỉ biết đến kết quả thì những nỗ lực mình đã bỏ ra không được ghi nhận xứng đáng.

Trên hành trình làm người của mình quan trọng nhất đó chính là thái độ dám sống hết mình, dám làm những điều mình khao khát và ước mơ. Chỉ cần chúng ta không ngừng cố gắng thì thành công nhất định sẽ mỉm cười. Dù bạn vẽ cuộc đời đẹp đẽ bao nhiêu đi chăng nữa, thiếu đi màu sắc của thành công bức vẽ đó sẽ trở nên nhạt màu. Bởi vì thành công là ước mơ, khát vọng của mỗi con người trên thế gian này.

Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc? Đúng như cố Tổng thống Nam Phi nói bởi giây phút đứng trên đỉnh vinh quang nhiều khi không hạnh phúc bằng hành trình tìm kiếm những điều mà mình khao khát, ước mơ. Cũng giống như thành quả vậy, đó là điều chúng ta mong muốn nhất nhưng điều làm chúng ta nhớ mãi, ấn tượng nhất lại là chặng đường đi đến thành quả đó. Vậy nên, dù không phải là người chiến thắng bạn cũng đừng bao giờ buông tay từ bỏ. Người chiến thắng không phải là người giỏi nhất mà là người biết tận dụng mọi cơ hội và không bao giờ từ bỏ.

"Đừng đánh giá tôi dựa trên những thành công của tôi, hãy đánh giá tôi dựa trên số lần tôi gục ngã và đứng dậy trở lại".

Dưới đây là những câu nói bất hủ của "huyền thoại" Nelson Mandela:

“Dẫn đầu từ phía sau và để cho những người khác tin rằng họ đang dẫn đầu.”

“Vinh quang lớn nhất trong cuộc đời không phải là không hề thất bại mà đứng lên sau mỗi thất bại”.

“Mọi việc đều tưởng chừng như bất khả thi cho đến khi nó được hoàn thành”

“Nếu tôi lấy lại được thời gian của mình, tôi cũng hành động như vậy, và bất cứ ai dám tự nhận là con người cũng làm vậy.”

“Tôi thích những người bạn biết suy nghĩ độc lập bởi vì họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh.”

“Biết lo lắng những điều căn bản cho người khác, chúng ta sẽ tiến một chặng đường dài làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn như trong những mơ ước mãnh liệt của chúng ta.”

“Mọi người có thể biến đổi hoàn cảnh và đạt được thành công nếu họ khao khát và đam mê việc họ đang làm.”

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.”

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới"

“Tôi đã học hỏi được rằng sự dũng cảm không thể không đi kèm nỗi sợ hãi, nhưng sự chiến thắng sẽ vượt qua điều đó. Một chiến binh can đảm không phải là người không cảm thấy sợ hãi, mà đó là người có thể chinh phục được nỗi sợ đó.”

“Tự do không phải chỉ là phá bỏ những xiềng xích, mà đó là còn là tôn trọng và đem lại tự do cho những người khác.”

“Vinh quang lớn nhất trong cuộc đời không phải là không hề thất bại mà đứng lên sau mỗi thất bại”

“Những nhà lãnh đạo đích thực phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho sự tự do của những người dân của họ."

"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn ở trong tù ngục."

"Không ai sinh ra đã có lòng thù hằn với người khác bởi màu da, địa vị hoặc tôn giáo. Điều đó được hình thành qua giáo dục, và nếu họ có thể học thù ghét, thì họ cũng có thể học yêu thương. Tình yêu thì luôn tìm đến trái tim một cách tự nhiên hơn là thù hận".

Hãy trình bày suy nghĩ của mình qua câu ngạn ngữ Pháp sau :

 "Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ từ bỏ ước mơ"

Trong cuộc sống chúng ta cần sống thực tế nhưng điều đó không có nghĩa là phải từ bỏ ước mơ của mình. Em nghĩ sống thực tế có thể chính là nền tảng để mình xây dựng ước mơ

9 tháng 7 2016

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.

Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.

Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.

Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.

Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.

Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.

Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.

9 tháng 7 2016

bn co the tra loi do hon dc k

 

12 tháng 3 2016

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

23 tháng 2 2017

thanks nhiều

Cô đơnVì sao tôi lại sống?Để thể xác tổn thương.Vì sao da màu lạ?Rồi lẻ loi một mình.Vì sao tôi tự kỉ?Chẳng có người ở bên.Thật ra tôi là ai?Một đứa trẻ cô đơnCha mẹ tôi là ai?Mặt trăng cao vòi vọi,Ánh sao lấp lánh hiền.Đôi chân đi khắp nơi Dể tìm người mình thươngKhao khát và mơ ướcMột người ở bên mình.Con đường dài dằng dặcNắng...
Đọc tiếp

Cô đơn
Vì sao tôi lại sống?
Để thể xác tổn thương.
Vì sao da màu lạ?
Rồi lẻ loi một mình.
Vì sao tôi tự kỉ?
Chẳng có người ở bên.

Thật ra tôi là ai?
Một đứa trẻ cô đơn
Cha mẹ tôi là ai?
Mặt trăng cao vòi vọi,
Ánh sao lấp lánh hiền.

Đôi chân đi khắp nơi 
Dể tìm người mình thương
Khao khát và mơ ước
Một người ở bên mình.

Con đường dài dằng dặc
Nắng gắt, mưa ròng rã
Lang thang và bệnh tật
Khóc!? Chẳng ai quan tâm.

Lặng lẽ sau cái bóng
Một đứa trẻ bất hạnh
Tôi sống vì thứ gì?
Chỉ muốn người mình yêu
Tôi muốn làm gì đó
Thật ý nghĩa, lớn lao
Gửi gắm đến cha mẹ
Cùng tất cả mọi người
Nhưng chẳng ai để ý
Lạnh lẽo và nản lòng
Vì một lẽ nào đó
Đứa trẻ sẽ ra đi.

Hồi còn nhỏ, em cũng hay bị mọi người xa lánh. Cha, mẹ đều có công việc làm nên đã gửi em cho 1 bà vú từ khi lọt lòng đến lúc 5 ;6 tuổi. Vì cùng cảnh ngộ và đau xót cho những đứa trẻ bất hạnh như thế, em làm tặng họ bài thơ này với mong muốn hiểu được nỗi tuyệt vọng của họ, suy nghĩ và hành động của họ.

7
19 tháng 3 2018

Thơ KHÁ hay,chắc là tự sáng tác,cho 1 tràng vỗ tay

19 tháng 3 2018

Thơ tự làm luôn nè:

Giun kim vừa trắng lại vừa tròn

Kí sinh ở ruột hút chất ngon

Sống chết mặc dầu viên thuốc xổ

Mà giun vẫn cứ chạy lon ton.