K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016

tren mang cung co day may t lag qua k tl dc 

10 tháng 10 2016

cám ơn nha. nhưg máy tuj hiện h cx đag lác

16 tháng 7 2018

Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

- Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của nhân vật, hai chữ “sang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.

- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.

   + Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như trăng tròn.

- Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió.

21 tháng 10 2022

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. (câu ghép) Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng Qua đó, ta có thể thấy rằng: lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2:

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":

- Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

Câu 3:

Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.

Câu 4:

Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Câu 5:

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

25 tháng 10 2021
phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản Chị em Thúy Kiều ( theo thứ tự bố cục văn bản 4,4,12,4) câu hỏi 1062160 - hoidap247.com
19 tháng 10 2021

Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Vì tác giả miêu tả Thúy Kiều với số lượng câu thơ nhiều hơn. Khi miêu tả Thúy Vân tác giả chỉ tập trung vào nhan sắc. Khi miêu tả Thúy Kiều tác giả không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn miêu tả cái tài, cái tình của Thúy Kiều.

10 tháng 10 2021

Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần (1). Mọi người luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời (2). Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ ''trang trọng'' , ''đầy đặn'', ''nở nang'', ''mây thua'', ''đoan trang'', ''tuyết nhường'' thật sự đã rất đẹp rồi (3). Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng (4). Thúy Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả rất đẹp! (5). Không chỉ đẹp ở ''khuôn trăng'', ''nét ngài'', ở ''nước tóc'', ''màu da'' mà còn đẹp ở nụ cười, lời nói, dáng vẻ (6). Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho ''mây thua'' và ''tuyết nhường'' (7). Nghĩa là vẻ đẹp của Thúy Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận... (8). Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ (9). Qua bức chân dung này, Nguyễn Du như tả về một tương lai bình yên, êm đềm của Thúy Vân tựa như vẻ đẹp của cô ấy vậy.
      Văn mình không được hay cho lắm, thông cảm nhé!
                          Chúc bạn học tốt <3

 

 Qua những trang viết của Nguyễn Duy, Thúy Vân hiện lên là một thiếu nữ xinh đẹp có thể xếp vào hàng tuyệt sắc giai nhân khiến người ta say đắm. Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực để so sánh cùng vẻ đẹp của con người. Cũng thấy chuẩn mực ấy làm thước đo, đại thi hào Nguyễn Du vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Bút pháp ước lệ kết hợp cùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ, ngôn ngữ thơ bác học chọn lọc, chau chuốt, nàng Vân hiện lên với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm toát lên khí chất của một tiểu thư đoan trang hiền dịu. Lông mày sắc nét như con "ngài"; miệng cười tươi thắm như hoa. Đặc biệt giọng nói trong trẻo thốt ra từ khuôn miệng xinh đẹp ấy. Mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa nhưng cũng vô cùng cao sang nét cao sang, quý phái. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Phải chăng đây chính là một dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Vân?