K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Câu 6. Trong câu: “Nguyễn Hiền làm bài thi vào lá chuối để xin thầy chấm hộ.” có bộ phận chủ ngữ là:

làm bài thi

thầy

Nguyễn Hiền

Câu 7. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?

Động từ

Tính từ

Danh từ

Xóa lựa chọn

5 tháng 1 2022

Câu 6 : Nguyễn Hiền

Câu 7 : Tính từ

26 tháng 12 2021

1. C
2. A
3. C

12 tháng 1 2022

1. C

2. A

3. C

Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò ngoan của thầy.
=> Có 5 động từ

vượt xa này là động từ ạ

em tưởng là danh từ chứ chị

19 tháng 2 2022

Chủ ngữ trong câu: Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta. Do từ ngữ nào tạo thành

danh từ

Cụm danh từ nhé

Cụm danh từ

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu  Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và...
Đọc tiếp

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

  Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau

1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói

2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

5. Đảo xa tím pha hồng.

6. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.

9. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống. 

11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.

12. Tiếng cười nói ồn ã.

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

15. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

16. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

18. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

19. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.

2

Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau

1. Qua khe dậu,/ ló ra mấy quả đỏ chói

2. Những tàu lá chuối/ vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

3. Ngày qua, trong sương thu/ ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

4. Sự sống/ cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả /nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

5. Đảo/ xa tím pha hồng.

6. Rồi thì cả một bãi vông/ lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa,/ thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

8. Hoa móng rồng/ bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.

9. Sông/ có thể cạn, núi/ có thể mòn, song chân lí đó /không bao giờ thay đổi.

10. Tôi/ rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống. 

11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi /thả diều.

12. Tiếng cười nói /ồn ã.

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm/ ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng/ đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

15. Dưới ánh trăng, dòng sông/ sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

16. Ánh trăng/ trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

17. Cái hình ảnh trong tôi/ về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

18. Ngày tháng / đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

19. Đứng bên đó, Bé / trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

20. Một bác giun / bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.

25 tháng 4 2022

Bn ... à banhbanh

16 tháng 5 2023

a, Bọn trẻ trong xóm/ thường thả diều/ ở bãi cỏ chân đê

           CN                           VN                     TN

b, Sáng sáng/ Chú gà trống nhà Hòa/ gáy vang xóm 

           TN                  CN                                VN

c,   Ve/phải đi xin ăn/ vì không chịu kiếm thức ăn dự trữ lương thực.

     CN       VN                       TN

 

 

16 tháng 5 2023

a) Chủ ngữ: Bọn trẻ trong xóm

Vị ngử: đoạn còn lại

b) Trạng ngữ: Sáng sáng,

Chủ ngữ: chú gà trống nhà Hòa

Vị ngữ: đoạn còn lại

c) Chủ ngữ: Ve

Vị ngữ: đoạn còn lại

 

Mình mới học lớp 5 nên mình cũng không chắc nữa mong bạn thông cảm

Câu này ...

Câu 5: Gạch chân dưới các từ láy có trong câu sau:    Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu:                       Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.Câu 7: Câu :  Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Thuộc kiểu câu ………. ……………………                        Câu 8:...
Đọc tiếp

Câu 5: Gạch chân dưới các từ láy có trong câu sau:
    Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu: 
                      Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.

Câu 7: Câu :  Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. 
Thuộc kiểu câu ………. ……………………      
                  
Câu 8: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau: 
   Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê -  những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Dấu gạch ngang có tác dụng: …………………….........................................

Câu 9 : Đặt một câu kiểu câu kể Ai là gì? nói về một loài hoa mà em biết 

......................................................................................................................

2
20 tháng 3 2022
HƯƠNG LÀNG      Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê -  những mùi thơm chân chất, mộc mạc.    Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.    Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân kho, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Tôi cứ muốn căng lòng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.     Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, lá lốt, một nhánh hương nhu, bạc hà…., hai tay đượm mùi thơm mãi không thôi .     Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hương giả tạo, làm sao bằng được mùi thơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…    Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!(Theo Băng Sơn)
20 tháng 3 2022

Các bn đọc bài mình gửi trước nha

 

Bài 3 : Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.Chủ ngữ do ………………..tạo thành(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.Chủ ngữ do ………………..tạo thành(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê...
Đọc tiếp

Bài 3 : Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)

(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

Bài 4 :  Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:

(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.

(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …..của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

(3) Lòng……….. của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Bài 5: Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để tạo thành câu kể Ai là gì ?

                                                              a............ là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.

                                                              b............. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

                                                              c........... là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Bài 6: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

(1) Quê hương

 

(2) Việt Nam

 

(3) Bác Hồ kính yêu

 

Bài 7: Xác định các câu kể mẫu Ai - là gì ? trong bài thơ sau và gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu ấy:

                                                                                                Nắng

                                                                                      Bông cúc là nắng làm hoa'

                                                                                      Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng

                                                                                      Lúa chín là nắng của đồng

                                                                                      Trái thị, trái hồng... là nắng của cây.

Bài 8*: Đặt câu theo mẫu Ai-là gì có từ:

a) Dũng cảm là chủ ngữ

 

b) May mắn là chủ ngữ

 

Bài 9: Cho các từ sau: sông núi, lung linh, chật chội, nhà, dẻo dai, ngọt, phố xá, ăn, đánh đập.

                                                              Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:

                                                              a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).

Từ đơn

Từ láy

Từ ghép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).

Danh từ

Động từ

Tính từ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 10: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các đoạn văn dưới đây

a) Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:

- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.

b) Thị Kính - nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính - là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.

c) Một số nhiệm vụ của học sinh

-  Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện.

-  Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi

- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

-  Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

d)Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – họa sĩ và Hiền – kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:

- Cậu có nhớ thầy Bản không?

- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?

 

 

 

0