K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2021

cảm nhận về hai câu thơ hơ !

Tham khảo

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Quê hương - Tế Hanh.

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Ôi ! qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp đó , Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

câu cảm thán : câu đc bôi đen

8 tháng 3 2023

-Biện pháp tu từ: So sánh

-Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng, dùng thứ trừu tượng để so sánh với "cánh buồn" giúp bài thơ đặc sắc, độc đáo hơn đồng thời làm hình ảnh "cánh buồm" trở nên thiêng liêng và gần gũi hơn; ở đây còn gợi đến sự cần cù, chịu khó của người dân làng chài. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

11 tháng 1 2022

bptt : So sánh

tác dụng : tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.

#Tham khảo

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một biện pháp so sánh giúp cho cánh buồm lại mang sức sống mãnh liệt hơn nhiều. Tác giả đã lấy cánh buồm làm một vật linh thiêng nhất - mảnh hồn làng. Bởi khi con thuyền ra khơi, người ở bến luôn ngóng trông đợi chờ bóng dáng cánh buồm xuất hiện, đó là dấu hiệu của niềm vui chào đón thuyền về bến. Niềm hạnh phúc này không một ai trong chúng ta có thể thấu hiểu hết được. Và khi cánh buồm vẫn chưa hiện dạng, họ chỉ có thể nhờ gió gửi ngàn tình thương, nỗi nhớ chờ mong lo sợ đến giữa khơi mong được hồi âm đáp lại. Và, cánh buồm đã " rướn thân trắng" đón nhận ngọn gió kì diệu ấy, quyện thành sức mạnh tiếp sức cho thuyền phóng nhanh, thể hiện cả khát khao chinh phục biển cả thiên nhiên của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

25 tháng 3 2021

undefined

10 tháng 2 2023

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài. 

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.

10 tháng 4 2022

:V

hỏi chị Tuệ Lâm đi :vv

5 tháng 2 2021

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

 

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

 

Quê hương - Tế Hanh.

 

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.