K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1.

Đọc thầm văn bản sau:

CON GÁI BA … CUỐI CÙNG THÌ CŨNG …

Ba muốn có con trai. Ba đã rất thất vọng khi tôi được sinh ra và ba càng tuyệt vọng hơn khi mẹ không còn khả năng sinh con sau khi sinh tôi.

Ba không hề che giấu cảm giác thất vọng ấy. Ba đã thành thực một cách thật thô bạo. Tôi sống trong một trang trại ở I-ô-va nên tôi có thể hiểu cảm giác thất vọng của ba. Ba mong có con trai để giúp ba làm việc chăm sóc nông trại và nối dõi khi ba trăm tuổi. Chứ con gái… chỉ là vịt giời.

Tôi cố sức làm ba vừa lòng. Tôi có thể trong nháy mắt đã leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng xa hơn bất kì một tên con trai nào bằng tuổi tôi, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.

Nhưng ba vẫn không đếm xỉa gì đến tôi. Cho dù tôi có đem về nhà bao nhiêu điểm mười và phần thưởng, ba vẫn không mảy may động lòng.

Tôi vẫn quyết tâm hoạt động hết sức mình để lấy được tình thương và niềm tự hào của ba.

Tôi làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.

Vậy mà ba vẫn chẳng hề khen lấy một lời. Mẹ luôn cố gắng xoa dịu phần nào nỗi thất vọng và tủi thân của tôi. Mẹ bảo:

- Rồi sẽ có ngày ba con nghĩ lại thôi.

Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu. Mẹ đã bí mật gửi ảnh tôi dự thi. Thật bất ngờ, tôi được chọn. Vậy mà ba vẫn không tỏ ra quan tâm chút nào đến chuyện này.

Cuối cùng, ngày diễu hành cũng đến. Mẹ mặc cho tôi một chiếc váy dài màu trắng thật đẹp. Ban đầu tôi hơi ngượng nghịu - tôi hiếm khi mặc váy. Nhưng rồi, tôi cảm thấy mình đẹp như một cô công chúa trong truyện cổ tích.

Khi đoàn diễu hành đi xuống đường phố chính, tôi thấy ba và mẹ đứng cạnh nhau bên lề đường. Mẹ giơ cao cờ lên vẫy chào. Còn ba… Ôi, nom ba khác hẳn! Ba đứng đó, nở nụ cười mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây! Khi đi ngang qua ba, tôi như thấy mắt ba lóng lánh nước mắt. Ngay lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.

Theo Các-đết Gô- lô-đối- pơ

Vì sao người cha thất vọng và tuyệt vọng khi cô gái được sinh ra?

A. Vì cô nên mẹ cô không sinh con được nữa.

B. Vì theo ông, con gái chỉ là vịt giời không thể làm việc nông trại và nối dõi.

C. Vì ông cho rằng con gái lớn lên sẽ khổ.

Câu 2. Cô gái không làm để cha vừa lòng?

A. Leo vù lên ngọn cây, ném quả bóng thật xa, ngang nhiên nhìn thẳng vào mắt một tên quậy nhất vùng.

B. Mang nhiều điểm mười và phần thưởng về nhà.

C. Mặc những bộ váy thật đẹp.

D.  Làm việc gấp hai lần người khác bằng cách dậy sớm vắt sữa bò và nhặt trứng rồi mới đi học.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng thái độ của người cha trước mọi sự cố gắng của con gái?

A. Không đếm xỉa, không mảy may động lòng, không hề khen lấy một lời.

B. Rất bực mình, quát mắng con.

C. Mỉm cười, khích lệ, động viên con.

Câu 4. Những chi tiết nào cho thấy sự thay đổi thái độ của người cha?

A. Gửi ảnh của con gái để dự thi.

B. Mua váy cho con gái mặc trong buổi lễ diễu hành.

C. Đến dự buổi lễ diễu hành với nụ cười mà cô gái chưa từng thấy trước đây, mắt ông lóng lánh nước mắt vì cảm động.

Câu 5. Sự thay đổi của người cha đã giúp cô gái nhận ra điều gì?

A. Cha cô tự hào về chính đứa con gái là cô chứ không phải là đứa con gái có thể đóng vai đứa con trai.

B. Cha cô tự hào vì cô có thể đóng vai đứa con trai mà ông hằng mong ước.

C. Cha cô thích cô ăn mặc đẹp, dịu dàng như một thiếu nữ.

Câu 6. Câu sau có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào?

Vào lúc đó tôi biết cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải có đứa con thay thế đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào về chính đứa con gái là tôi.

A.   8 quan hệ từ. Đó là: vào, rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

B.   7 quan hệ từ. Đó là: rằng, của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

C.   6 quan hệ từ. Đó là: của, vì, cho, là, mà (mà là), về.

D.   5 quan hệ từ. Đó là: vì, cho, là, mà (mà là), về.

Câu 7. Dòng nào nêu đúng trạng ngữ của câu sau:

Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, thành phố tổ chức một cuộc diễu hành với một số cô gái ngồi trên xe hoa dẫn đầu.

A. Năm tôi mười ba tuổi.

B. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập.

C. Năm tôi mười ba tuổi, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập trên xe hoa dẫn đầu.

1
28 tháng 3 2022

1. B

2. A, B, D

3. A

4. C

5. A

6. D

7. B

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay...
Đọc tiếp

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.

2
16 tháng 5 2022

-Em thích nhất chi tiết này trong bài văn: "Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.

-Vì những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. Không ai là hoàn hảo, vì vậy hãy nhìn vào ưu điểm của người đó thay vì đánh giá những lỗi lầm hoặc sai sót nhỏ.

 

16 tháng 5 2022

Em thích nhất chi tiết "Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

Vì trong cuộc sống , chúng ta có thể gặp được nhiều người có tấm lòng nhân ái.Họ sẵn sàng mở lòng giúp đỡ chúng ta.Nên , để bù đắp cho sự tốt bụng đó của họ thì chúng ta cần yêu quý những người cư xử tốt với chúng ta, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.Cuộc đời không phải là dài vô tận , nó rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu

19 tháng 3 2023

Tối hôm ấy ba đã tỉnh gọt dẻo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩn thận chắp những mẫu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi loay hoay cả mũi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi.

- TN: Tối hôm ấy.

- CN1: ba.

- VN1: đã tỉnh gọt dẻo khúc gỗ thành con búp bê trai.

- CN2: mẹ.

- VN2: cẩn thận chắp những mẫu vải vụn thành bé búp bê.

- CN3: còn anh tôi.

- VN3: loay hoay cả mũi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi.

b. - Đặt câu với từ loay hoay: Mẹ tôi loay hoay trong bếp để chuẩn bị bữa tối thịnh soạn cho gia đình tôi.

- Đặt câu với từ hì hục: Anh tôi hì hục cả đêm để làm bài tập vì sắp đến kì thi.

Đọc thầm văn bản sau: Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.Tôi nhìn cậu bé và...
Đọc tiếp

Đọc thầm văn bản sau: 
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba 
tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm 
khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu 
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một 
đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất 
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng 
một nỗi buồn:
-  Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng 
không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu 
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở 
nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

1. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu 
bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
2. (1 điểm) Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu 
chuyện này, em sẽ  làm gì khi biết tin cậu bé bị  xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?

1
27 tháng 3 2022

Đọc thầm văn bản sau: 
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba 
tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm 
khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu 
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một 
đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất 
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng 
một nỗi buồn:
-  Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng 
không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu 
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở 
nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

1. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu 
bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
2. (1 điểm) Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu 
chuyện này, em sẽ  làm gì khi biết tin cậu bé bị  xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?

Đọc thầm văn bản sau: Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.Tôi nhìn cậu bé và...
Đọc tiếp

Đọc thầm văn bản sau: 
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba 
tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm 
khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu 
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một 
đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất 
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng 
một nỗi buồn:
-  Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng 
không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu 
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở 
nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

1. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu 
bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
2. (1 điểm) Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu 
chuyện này, em sẽ  làm gì khi biết tin cậu bé bị  xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?

Mink cần gấp giúp mink nha!!!!

0
Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

2
25 tháng 5 2022

hộ tớ

 

25 tháng 5 2022

a. bác nông dân chăm chỉ hoặc bác nông dân và chú ve

b nghĩa là chăm sóc và nuôi dưỡng 

2 từ ghép nè. nuôi dưỡng và bồi dưỡng 

 

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

0