K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2016

Câu 1: Âm mưu thâm độc nhất của người Hán là âm mưa đồng hóa. Chúng muốn biến dân ta thành dân Hán và khi đó ta là người Hán thì ta sẽ không chống lại chính quyền đô hộ Hán.

- Lòng yêu nước

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Câu 2: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

- Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nhân dân ta không gì có thể tiêu diệt được.

 

 

9 tháng 4 2016

này bỏ 3 câu có dấu "-" ở câu 1 nha

16 tháng 4 2016

a/ - Bức thư nêu lên được tầm quan trọng, ý nghĩ của đất, môi trường đối với đời sống con người

- Giỏi được ý thức về yêu quý đất đai, bảo vệ môi trường đối với người đọc

b/ Đồng ý với suy nghĩ trên 

Vì con người có quan hệ mật thiết với đất. Đất là mẹ, con người là con của mẹ đất.

Dẫn chứng:

+ Động vật: con người bị thiệt hại: nhà của , tài sản,...

+ Đất bạc màu khiến con người khó sản xuất

29 tháng 4 2016

Câu 1:

- Nhà Hán thi hành chính sách " Đồng hóa nhân dân ta "

- Chính sách đó rất tàn bạo . Nó gây nhiều thiệt hại cho nhân dân .

Câu 2:

Diễn biến :

-Năm 938 , đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo dài vào vùng biển nước ta

- Cuối năm 938 , quân Nam Hán tiến vào vùng biển nước ta .Lúc thủy triều đang dâng cao quân ta đánh nhử quân Nam Hán và cửa sông Bạch Đằng.

-Lưu Hoằng Tháo thúc quân hăm hở đuổi theo , vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết

- Khi nước thủy triều bắt đầu rút , Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng dánh giặc trở lại

- Quân Nam Hán chống cự không nổi , rút chạy ra biển

Ý Nghĩa

- Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta , đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc

- Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc Thuộc , mở ra độc lập lâu dài cho Tổ Quốc

- Tạo niềm tin , niềm tự hào dân tộc sâu sắc

29 tháng 4 2016

Câu 1: 

a. Những chính sách của nhà Hán đối với nhân dân ta:

- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt,.... và bắt cống nạp những sản vật quý như: ngà voi, sừng tê, ngọc trai,...

- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

b. Nhận xét: Nhà Han rất thâm độc và tàn bạo.

Câu 2:

a. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

b. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

- Chiến thắng này đã kết thúc sự thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

- Khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.

c. Công lao của Ngô Quyền:

- Là vị anh hùng dân tộc đã mưu trí, dũng cảm đánh tan giặc.

- Mở đầu thời kì phong kiến độc lập đầu tiên của Việt Nam.

26 tháng 3 2016

Ẩn dụ:Bóng hồng

Hoán dụ : 5 tấn, 7 tấn

tick nha

 

30 tháng 7 2016

1- Bạn hãy kể một số các bạn học tốt trong lớp của bạn rùi những bài học mà bạn học được thì cứ chém bừa ra kiểu như là: phải chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, không nghỉ học mà không xin phép thầy cô, chuẩn bị bài và làm bài tập trước khi lên lớp...

2-- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 

27 tháng 12 2016

Ccmnr :)))

21 tháng 3 2016

Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và đặc biệt không thể nào quên nhắc đến ánh trăng trong thơ Bác. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng riêng. Có thể nói qua hai bài thơ ấy hình ảnh thiên nhiên hiện lên đẹp vô cùng.

Trước hết nó là một cảnh khuya với đêm trăng cùng tiếng suối nghe sao êm tai ngọt ngào trong bài cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bức tranh thiên nhiên có cả âm thanh, có cả màu sắc hình ảnh đường nét, có cả những tâm tư tình cảm có thể gọi là họa tình. Âm thanh ấy chính là tiếng suối ngọt ngào vang vọng cao vút như tiếng hát của người con gái ở đằng xa hát vọng lại như thầm thì dủ dỉ. Màu sắc kia chính là màu của ánh trăng vàng lung linh tỏ, nó có sức chiếu in cái tán cây kia xuống mặt đất như những bông hoa lớn. Tâm trạng của Người khi ấy thì đang thao thức không thể ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Nếu như không lo thì cảnh tượng yên bình kia cũng không mấy chốc mà thành ra cái bãi chiến trường. Bốn câu thơ mang đến một bức tranh đêm khuya dịu dàng nhẹ nhàng, ánh trăng kia là ánh trăng của hòa bình yên ổn, tiếng hát kia như tiếng hát của ân tình thiết tha.

Thế còn đến với Nguyên Tiêu ta lại thấy được một bức tranh đẹp không kém hơn thế nữa nó còn ngập tràn ánh trăng vàng nữa:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ”

Cũng là nước là trăng đấy nhưng đến với bài thơ này ta thấy được hình ảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo hơn. Nó không có những âm thanh của tiếng suối, sông, trời, nước đều nhuốm màu trăng và đó chính là màu xuân. Ánh trăng ấy còn ngân đầy thuyền nữa. Khá hay khi bác sử dụng từ ‘ngân” trong câu thơ cuối. Hình ảnh ánh trăng vàng soi tỏa hết cả thuyền mà khiến cho người ta thấy rằng trăng như tỏa bóng mình trên tất cả không chỉ sông nước, bầu trời mà còn ở trên thuyền nữa. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy thì chúng ta cũng bắt gặp công việc của người chiến sĩ cộng sản ấy.

Như vậy có thể thấy rằng thiên nhiên trong thơ Bác qua hai bài thơ này đều tràn ngập ánh trăng và cảnh sông nước trong những cánh rừng cũng là nơi làm việc của Người và Đảng. Cả hai bức tranh đều gắn liền với những công việc tâm hồn nỗi lòng người chiến sĩ cách mạng, lo lắng cho vận mệnh của quốc gia dân tộc, bàn bạn việc quân.

Qua đây ta thấy hai bài thơ khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng về thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Có thể nói tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn bác. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên vô cùng và nỗi thương dân, yêu quê hương đất nước của Hồ Chí Minh.