K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2022

Câu 1:

a)Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Quá trình lọc ở cầu thận. Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu. Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.

b)Nếu trong nước tiểu có glucozo hay mantozo cao thì người đó mắc bệnh TIỂU ĐƯỜNG (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường)

Câu 2:

a)Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.

b) Đại não gồm chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện, chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh, trong chất trắng còn có các nhân nền.

Câu 3:

a)Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống  khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào  chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

b)

- Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:

+ Nếu quá lạm dụng kem phấn để trang điểm thì có thể kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn ---> làm da không thể bài tiết được, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da...

+ Lông mày, ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể thì còn có tác dụng ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại cho da

Câu 4:

∗) Vai trò của hệ bài tiết:

- Hệ bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể như khí CO2, nước tiểu, mồ hôi..

+ Hệ bài tiết duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể ( Máu, nước mô, bạch huyết ) ⇒ Làm cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

∗) Các thói quen sống khoa học bảo vệ hệ bài tiết:

- Thường xuyên giữ vệ sinh chp toàn bộ cơ thể cũng như là cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Xây dựng 1 khẩu phần ăn uống hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều chất chứa nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại cho cơ thể.

+ Phải uống đủ nước cho cơ thể.

- Đi tiểu đúng lúc và khi cần thiết, không nên nhịn tiểu lâu.

Câu 5:

 + Tập chạy buổi sáng

   + Tham gia thể dục thể thao buổi chiều

   + Tắm nước lạnh

   + Xoa bóp

   + Lao động chân tay vừa sức

- Các nguyên tắc rèn luyện da là:

   + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

   + Rèn luyện thích hợp với mức chịu đựng của mỗi người.

   + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương.

Câu 6:

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian. Đặc biệt, nhịn tiểu nhiều không chỉ làm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm, phải đi tiểu nhiều hơn mà còn gây chứng bí tiểu.

Câu 7:

Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày như sau:

Chúc cậu học tốt =))))

27 tháng 2 2022

câu 1!:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận. Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.

27 tháng 2 2022

C2:

hông nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:   + Lạm dụng kem phấn quá nhiều sẽ bít các lỗ chân lông, cản trở quá trình bài tiết mồ hôi trên da.   + Lông mày có vai trò ngăn cản nước, mồ hôi rớt vào mắt vì vậy nếu nhỏ bỏ lông mày sẽ không có gì bảo vệ mặt khỏi mồ hôi, ...   +  Dùng bút chì kẻ lông mày sẽ cản trở, không cho lông mày mọc ra.
27 tháng 2 2021

câu 1

  • Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
  • Gồm 3 quá trình:
    • Quá trình lọc máu:
      • Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận
      • Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu

=> Tạo nước tiểu đầu

  • Quá trình hấp thụ lại:
    • Diễn ra ở ống thận
    • Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu
    • Sử dụng năng lượng ATP
  • Quá trình bài tiết tiếp:
    • Diễn ra ở ống thận
    • Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu
    • Sử dụng năng lượng ATP

=> Tạo nước tiểu chính thức

câu 2

  • Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
    • Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
    • Khẩu phần ăn uống hợp lí
    • Đi tiểu đúng lúc

câu 3

  • Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
    • Lớp biểu bì: 
      • Tầng sừng
      • Tầng tế bào sống
    • Lớp bì: 
      • Thụ quan
      • Tuyến nhờn
      • Cơ co chân lông
      • Lông và bao lông
      • Tuyến mồ hôi
      • Dây thần kinh
    • Lớp mỡ dưới da
      • Mạch máu
      • Lớp mỡ
  • Không nên lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày vì:
    • Lông mày có giúp bảo vệ mắt, tiết mồ hôi
    • Lạm dụng phấn sẽ gây hạn chế khả năng tiết mồ hôi cho da

câu 4 

  • Bệnh viêm da tiếp xúc. 
  • Bệnh lang ben. 
  • Bệnh vảy nến. 
  • Bệnh mề đay. 
  • Viêm da, viêm nang lông do vi khuẩn. 
  • Viêm da do vi rút. 
  • Viêm da mủ
  • Để phòng ngừa các bệnh về da khuyến cáo người dân cần quan tâm dọn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, nước tù đọng lâu ngày. Trong trường hợp đã tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô, nhất là kẽ ngón chân, ngón tay, nách, bẹn… Khi có dấu hiệu bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc bôi vì có thể khiến bệnh nặng hơn. 

câu 5 lên google kiếm 

27 tháng 2 2021

em chịu chị ơi em mới học lớp 7 thôi

13 tháng 8 2016

3) Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của da:

* Bảo vệ cơ thể: Ở tầng biểu bì của da có tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn có trên lớp bề mặt lớp này ra ngoài. Các sắc tố tạo màu da có tác dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời. Móng có tác dụng bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. Toàn bộ lớp da tạo thành một lớp bao phủ bảo vệ cơ thể, lớp mỡ dưới da còn có chức năng tạo thành lớp đệm bảo vệ cơ, xương và các nội quan.

* Thu nhận cảm giác: Trong lớp biểu bì của da có các cơ quan thụ cảm là các dây thần kinh cảm giác lan tỏa thành một mạng dày đặc giúp ta nhận biết được các kích thích cảm giác về sự tiếp xúc, nhiệt độ và đau đớn.

* Bài tiết: Trong lớp biểu bì của da có:

- Các tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ lấy bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết

- Các mạch máu có chức năng vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho tuyến mồ hôi.

* Điều hòa thân nhiệt:

- Sự sản xuất và bài tiết mồ hôi của da cũng góp phần điều hòa thân nhiệt

- Lớp mỡ dưới da tạo thành lớp cách nhiệt giúp cơ thể ngăn chặn một phần sự xâm nhập nhiệt độ từ môi trường vào

- Các cơ dựng lông có thể co rút gây dựng lông để điều hòa thân nhiệt; đặc biệt là chống lạnh.

13 tháng 8 2016

Để vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần:

- Đảm bảo ngủ thoải mái, đủ giấc: vì giấc ngủ có tác dụng bảo vệ và phục hồi hệ thần kinh các cơ quan khác

- Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: làm cho lao động đạt năng suất cao

- Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...): sử dụng chất kích thích sẽ gây hại, ức chế đối với hệ thần kinh

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhậnCâu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thậnCâu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào? Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì?

Câu 2: Bài tiết là gì? Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu? nêu các sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận

Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận

Câu 4: Cơ quan ptích thính giác gồm những bộ phận nào? Cơ quan phân tích thị giác bao gồm những bộ phận nào?

Câu 5: Phân biệt bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và thần kinh sinh dưỡng

Câu 6: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị sốc nhiều?

Câu 7: Giải thích vì sao người say rượu lại có biểu hiện chân nam chân đá chiêu?

2

$Câu$ $1$

 Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

- Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

b. Lớp bì

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

c. Lớp mỡ dưới da

Chức năng 

- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

(Nội dung bài học của hoc24.vn) 

Da điều hòa thân nhiệt 

- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở các tầng lớp của da.

- Với mùa hè nóng mao mạch dưới da giãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi \(\Rightarrow\) Để hạ thân nhiệt.

- Trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co \(\Rightarrow\) Giảm sự thoát mồ hôi giữ ấm cơ thể.

Tác dụng của lớp mỡ dưới da 

- Có vai trò cách nhiệt và là nơi bảo vệ xương khỏi sự va đập mạnh.

- Là nơi lưu thông mạch máu dưới da.

$Câu$ $2$

- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​ hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

(Nội dung bài học của hoc24.vn)

Sản phẩm thải của cơ thể và các cơ quan đảm nhận.

- Phổi thải khí \(CO_2\)

- Thận bài tiết nước tiểu.

- Da thì thải ra mồ hôi.

23 tháng 4 2021

Cấu tạo:

-Lớp biểu bì

     + Tầng sừng: bảo vệ

      + Tầng tế bào sống: Tạo ra các tb mới thay thế cho tầng sừng bong ra, tạo màu sắc cho da, bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím

-Lớp bì

       + Các thụ quan: Tiếp nhận kích thích của môi trường

       + Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch máu, lông và cơ co chân lông: Điều hòa thân nhiệt và bài tiết

-Lớp mỡ dưới da

       + Lớp mỡ: Dự trữ mỡ, chống tác động cơ học, góp phần điều hòa thân nhiệt

23 tháng 4 2021

 - Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:

+ Nếu quá lạm dụng kem phấn để trang điểm thì có thể kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn

---> làm da không thể bài tiết được, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da.

28 tháng 3 2021

1,
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

2, * Các tác nhân gây hại:

+ Vi khuẩn: - gây viêm tai mũi họng

                     - gây viêm đường tiết niệm

+ Thiếu Oxi

+ Các độc tố (Hg, Axen, Mật cá trắm,...)

+ Sỏi (muối kết tinh)

* Cách phòng tránh:

- Thường xuyên dữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu: Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm các cơ quan bên ngoài (tai, mũi, họng) sau đó gián tiếp gây viêm cầu thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu, ...

- Khẩu phần ăn uống hợp lí (ko quá mặn, chua, có nhiều chất tạo sỏi): Tránh để thận làm việc quá nhiều, tránh các chất tạo sỏi , tạo ĐK cho quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra theo chiều hướng có lợi cho cơ thể

- Ko ăn thức ăn ôi thiu: Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu nói riêng, cho toàn cơ thể nói chung

- Uống đủ nước: Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục, bình thường.

- Đi tiểu ngay khi buồn tiểu (ko nên nhịn tiểu): Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục, hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái

3, Vì:

- lạm dụng kem phấn để trang điểm thì kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn làm cho da ko thể bài tiết đc, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da,...

- lông mày ngoài chức năng làm đẹp còn có tác dụng ngăn ko cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, Tạo ĐK cho các vi khuẩn gây hại cho da

4, Vì:

Dây TK tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước (rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ vận động)

18 tháng 3 2022

câu 1

có í tham khảo

chức năng của da

+ điều hòa nhiệt đọ cơ thể

+ cảm  nhận những tác động bên ngoài

+tham gia vào việc bài tiết nước trong cơ thể

+Bảo vệ chống các yếu tố gây hại do môi trường: va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước.

+ tạo nên vẻ đẹp cho con người

 

Không nên

 vì

- lạm dụng kem phấn tần suất dày và nhiều hoặc sử dụng lượng lớn kem phấn so với khuyến cáo sẽ bít các lỗ chân lông. Từ đó phát sinh các nốt mụn, nhờn do da không thoát được chất bẩn. Nên dùng hạn chế, trang điểm nhẹ nhàng hoặc sử dụng nước tẩy trang sau mỗi lần dùng kem phấn.

- Tác dụng ban đầu của lông mày là hạn chế nước chảy xuống mắt, nếu nhổ bớt hoặc tỉa mỏng sẽ làm giảm công dụng này.

- Tương tự, việc kẻ lông mày quá đậm sẽ ảnh hưởng đến da.