K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

Tham khảo đc không ạ ? mình bận quá ! 

“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Phạm Sĩ Vĩ dịch)

Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.

Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:

“Hồ tử tất như khau

Quyện điểu quy cựu lâm”

(Cáo chết tất quay đầu về núi gò

Chim mỏi tất bay về rừng cũ)

(Khuất Nguyên)

Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.

Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.

Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

9 tháng 11 2016

So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:

- Giống nhau:

+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.

+ Sát với bản dịch nghĩa.

- Khác nhau:

+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.

+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

 

9 tháng 11 2016

1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai

Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.

Thân bài:

- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.

- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.

- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.

- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.

Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.

 

11 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sau khi học xong bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương đã làm em càng cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương của ông.Sau bao nhiêu năm làm quan trong triều và rời xa quê hương.Thế nhưng trong trái tim của ông ,nơi chôn rau cắt rốn của ông vẫn là nơi mà ông đặt một vị trí rất lớn trong tim.Và qua bài thơ,em có thể tưởng tượng ra hình ảnh mà ông ngỡ ngàng đứng trước những biến đổi của quê hương, nhìn thấy mọi nơi,mọi vật và cả con người đều trở nên xa lạ.Nhưng cảm xúc lên đến đỉnh điểm nhất khi mà có đứa trẻ hỏi ông là " khách" .Khiến cho lòng ông cũng trở nên chua chát,bàng hoàng khi nhìn thấy mọi thứ đều đã thay đổi và đuợc trở thành " khách" ở ngay trên chính quê hương của mình.Đối với riêng em,bài Hồi Hương Ngầu Thư là một bài thơ rất hay và truyền tải được cho mỗi người trong chúng ta bài học quý giá .Để cho chúng ta sẽ nhớ về quê hương,sẽ yêu thương quê hương của mình và để mình trỏe thành một " vị khách" bất đắc dĩ như tác giả. 

Từ đồng nghĩa: In đậm nghiêng

13 tháng 12 2021

trỏe???? :)))

 

8 tháng 11 2016

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

9 tháng 11 2016

Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.

Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ.

Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.

Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.

Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

9 tháng 11 2016


a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương.
+ Bài "Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
+ Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp .

I. Mở bài:

- Trăng đã in đậm trong hồn thơ Lí Bạch. Thi tiên đã có ngót trăm bài thơ trăng với cảm hứng lãng mạn dạt dào. Bài ‘Tĩnh dạ tứ’ bài ngũ ngôn tứ tuyệt này là một bài thơ trăng tuyệt tác:

- Trích dẫn bài thơ nguyên tác, hoặc bài thơ dịch ?

- Vầng trăng thu thơ mộng gợi nhớ tình cố hương của li khách là nội dung bài thơ ‘Tĩnh dạ tứ’.

II.Thân bài:

1. Hai câu thơ đầu

- Câu thứ nhấttả trực giác ánh trăng chiếu vào giường. Nhà thơ nằm ngủ dưới trăng. Cửa sổ mở toang đón ánh trăng. ‘Song thưa để mặc ánh trăng vào’ (‘Thu vịnh’ - Nguyễn Khuyến). Trăng sáng đánh thức nhà thơ dậy giữa đêm khuya. Rất êm đềm, yên tĩnh. Chỉ có trăng và thi nhân:

‘Sàng tiền minh nguyệt quang’

(Đầu giường ánh trăng rọi)

- Câu thứ haitả trăng bằng cảm giác. ‘Nghi thị’ là ngỡ là, tưởng như, thoáng bâng khuâng, bồi hồi, Vừa thực vừa mộng:

‘Nghi thị địa thượng sương’

(Ngỡ là sương mặt đất)

Ánh trăng sáng trắng, huyền ảo, tưởng như màn sương bao la phủ khắp mặt đất. Một nét vẽ gợi lên lành lạnh, cô đơn.

Hai câu thơ đầu tả ánh trăng, gợi lên một không gian êm đềm, thơ mộng, huyền ảo và vô cùng thanh tĩnh. Ánh trăng mơ hồ, mông lung, chập chờn, mộng ảo.

2. Hai câu cuốibài tứ tuyệt đãng đối hài hòa.

- ‘Ngẩng đầu’đối với ‘cúi đầu’, ‘nhìn’với ‘nhớ’, ‘trăng sáng’với ‘cố hương’đối nhau.

- Trăng với thi nhân là đôi bạn tri âm đang ‘đối diện đàm tâm’. Hai tâm hồn đang giao hòa giao cảm. Trăng gợi nhớ gợi thương. Chữ ‘vọng’ gợi lên tình lưu luyến ngưỡng mộ, ưi^ ái. Hình ảnh ‘minh nguyệt’ được láy lại một lần nữa đã đặc tả ánh trăng đêm vô cùng trong sáng đang làm xúc động Thi tiên. Nhà thơ trôi về thời xa vắng, sống lại những kỉ niệm tuổi thơ, những hình ảnh thân thương nơi cố hương đã bao năm dài li biệt.

- Chữ ‘tư’ (nhớ) là một thi nhãn hội tụ bao tình cảm đẹp. Nghệ thuật lấy tĩnh để tả độngrất tinh tế. Tâm tư, tâm hồn thi nhân bồi hồi, xôn xao, thương nhớ,đó là động:

‘Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương’

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cô'hương)

III. Kết bài:

- Ngôn ngữ hàm súc. Hình tượng thơ mĩ lệ, gợi cảm. Các động từ: ‘nghi thị,

cử dầu, đê đầu, vọng, tư’ -chứa chất bao cảm xúc của khách li hương.

- Tác giả đã lấy cảnh để biểu đạt tâm hồn: tình yêu tráng chan hòa với tình thương nhớ cố hương. Một hồn thơ thanh cao, cô đơn mà nồng hậu, thắm thiết.

9 tháng 8 2019

Yêu quê hương là yêu mến, ngợi ca những cảnh trí đẹp đẽ, phi thường của quê hương, đất nước mình. Lí Bạch đã mang tâm niệm như vậy khi viết "Xa ngắm thác núi Lư" (“Xa vọng Lư sơn bộc bố”). Bài thơ dựng lên cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ; khung cảnh ấy tiềm ẩn một niềm kiêu hãnh, một niềm tự hào và thán phục:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiền xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

nghĩa là:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống đỉnh núi Hương Lô khiến những vạt khói tía (màu tím) bay nhẹ nhàng, mơ màng trên đỉnh núi. Từ xa trông lại, thác nước như được treo giữa mây trời mà đầu thác sương khói mơ màng, bay bổng, cái hùng vĩ tráng lệ và cảm xúc đột ngột mà khung cảnh ấy gợi ra khiến tác giả ngỡ ngàng như dải Ngân Hà tuột khỏi mây mà rớt xuống nhân gian. Ngân Hà là dòng sông sao với vẻ đẹp huy hoàng, lấp lánh, tráng lệ của muôn triệu vì tinh tú. Nhìn dòng thác mà “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” thì dòng thác ấy hẳn tuyệt đẹp đến nhường nào. Bài thơ hàm chứa một niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của non sông gấm vóc.

Quê hương xứ sở gần gũi, đẹp đẽ và ân tình nên nếu có một ngày xa quê hẳn các thi nhân đều mang trong lòng nỗi nhớ khắc khoải, day dứt như Lí Bạch trong “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”):

Sàng tiên minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Bài thơ dược dịch là:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.

Nhắc đến trăng là nhắc đến mánh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thế nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh, khi thấy trăng rọi sáng ở đầu giường lòng người trằn trọc không ngủ được. Trong trạng thái mơ màng của giấc ngủ chập chờn, thi nhân có sự nghi ngờ rất đẹp: ánh trăng rọi mà ngỡ mặt đất phủ sương. Tâm trạng tác giả dường như luôn có cái chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Nhìn vào sương nhưng còn là nhìn vào một cõi xa xôi, mông lung như tìm kiếm một điều gì rất gần gũi, thiêng liêng.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

Cảnh vật và tình cảm tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt, vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả: ngẩng đầu thì gặp trăng, trăng gợi đến trăng quê, gợi đến quê hương; cúi đầu thì hình ảnh quê hương chập chờn không sao rời ra được. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi.

Chính bởi có tấm lòng thiết tha luôn hướng về quê hương như vậy nên mới có một hình ảnh con người “Hồi hương ngẫu thư” cảm động như Hạ Tri Chương:

"Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?"

Bài thơ được dịch thành thể lục bát:

Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?

“Lá rụng về cội”, như quy luật cua muôn đời, thuở trẻ dẫu tung hoành trời bể nhưng đến khi già người người vẫn muốn trở lại cố hương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên cũng vậy. Điều đáng quý là dẫu xa quê đến mấy chục năm nhưng “Hương âm vô cải" dù “mấn mao tồi”. Mái tóc đã pha sương nhưng giọng quê không đổi. Thời gian có thể làm bạc mái đầu, làm thay đổi mọi thứ nhưng không thể nào làm phai nhạt tiếng nói của quê hương, tình cảm đối với quê hương.

Nghĩa tình ấy thật thiêng liêng, cảm động. Bởi vậy nên, câu chào hỏi vô tình của đám trẻ trong làng: “Khách từ đâu đến làng" đã khiến nhà thơ sững sờ, hụt hẫng. Hẳn ông đã vui sướng, xúc động biết bao khi trở lại mảnh đất quê hương yêu dấu.

Mỗi bài thơ một màu sắc, một cách thể hiện song tất thảy đều thể hiện một tấm lòng gắn bó chân thành với quê hương, xứ sở. Với những bài thơ như vậy, thơ ca đã bồi đắp cho con người những tình cảm vô cùng cao đẹp, thiêng liêng.
24 tháng 2 2017

Bài thơ cho ta hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

15 tháng 12 2021

Tham khảo:
 

Cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư 

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Lý Bạch khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Bài thơ mở đầu với một câu chuyện về một người con xa quê đã lâu, nay mới có dịp về thăm lại cố hương. Khoảng thời gian mấy chục năm mà ngỡ như mới hôm qua bởi với tác giả, hình bóng quê hương vẫn luôn nguyên vẹn và đủ đầy như thuở ấu thơ. Hai cặp từ đối lập: đi - về, trẻ - già cho thấy sự khắc nghiệt của thời gian, của tuổi tác và cả của hoàn cảnh sống. Khi tác giả ra đi, đó là thời trai trẻ đầy khí thế, với sức khỏe và niềm tin. Vậy mà khi ông trở lại, tuổi đã xế chiều, tóc đã điểm hoa râm. Có vậy mới thấy, trong giọng thơ của Hạ Tri Chương phảng phất một chút tiếc nuối, một chút bi thương cho thời gian khắc nghiệt, đã lấy đi những gì đẹp đẽ nhất, xuân sắc nhất của con người. Khắc nghiệt là thế, bi thương là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, tác giả lại khiến người đọc bồi hổi bởi cụm từ "Hương âm vô cải":

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Bao nhiêu năm phiêu bạt cùng sương gió, con người đã khác xưa, khuôn mặt, mái tóc đã ít nhiều thay đổi, vậy mà có duy nhất một thứ không đổi thay đó chính là "giọng quê" thân thương mà trìu mến. Cái giọng quê - ấy chính là cái dấu hiệu nhận biết đặc biệt nhất, rõ ràng nhất tình yêu và sự thủy chung son sắt của con người dành cho quê hương. Phải là người yêu quê hương nhiều lắm mới có thể giữ gìn cái hồn của quê hương từ trong giọt máu, trong chính giọng nói của mình như vậy.

Tác giả yêu quê hương là thế, mong được trở về quê hương là thế. Vậy mà một sự việc xảy ra khiến ông không khỏi buồn thương, xót xa:

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

Ôi chao, lời nói của con trẻ tưởng đùa mà hóa ra rất thật. Nó như chà xát vào vết thương lòng của tác giả, khiến ông nhận ra rằng mình đã không còn trẻ nữa. Sự khắc nghiệt của thời gian không chỉ in hằn trên năm tháng mà còn in hằn trong những kỉ niệm của ông về quê hương xứ sở. Tác giả tự nhận thấy rằng mình đã già, không còn chạy đua được với thời gian và sức trẻ. Đặt chân lên chính quê hương của mình nhưng ông buồn bã nhận ra, giờ đây mình chỉ còn là "vị khách" xa lạ, không ai biết mặt. Điều đó thật xót xa làm sao. Những thế hệ của ông nay đã già đi để nhường chỗ cho những thế hệ khác nối tiếp. Những bạn bè cùng trang lứa nay mỗi người một ngả, không còn gặp nhau hay tụ hợp như trước kia nữa. Càng nuối tiếc bao nhiêu, ta lại càng cảm nhận thấy sự khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả. Bởi chỉ có thời gian mới có thể giúp ông lưu giữ kỉ niệm, lưu giữ tình yêu sâu nặng của ông dành cho quê hương. Có vậy mới biết được tấm lòng sâu nặng của Hạ Tri Chương đối với quê hương của mình. Trong lòng con người luôn mang hình bóng của quê hương xứ sở, bởi vậy, họ cũng khát khao quê hương sẽ nhớ đến mình, nhớ đến người con yêu quê hương tha thiết. Đó là niềm khao khát nhân bản của một tấm lòng đẹp, một thi nhân luôn thiết tha với đời.

Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương trong bài thơ là một tình yêu bao la và vị tha. Tình yêu ấy luôn dào dạt trong trái tim ông dù ông biết quê hương đã nhiều đổi thay mà không còn nhớ đến mình. Từ đó, gieo vào lòng độc giả những thổn thức cùng sự đồng cảm, sẻ chia.

 

15 tháng 12 2021

Tham Khảo:

 

Chủ đề về quê hương là chủ đề được rất nhiều tác giả lựa chọn để đưa vào các tác phẩm của mình, chủ đề này cũng tạo nên tên tuổi cho rất nhiều các nhà văn, nhà thơ cho đến tận ngày nay. Trong các tác phẩm ấy, “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương vẫn luôn nổi bật, gây cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ qua bao thập kỉ dù chỉ là bài thơ được tác giả viết tình cờ trong ngày đầu tiên về thăm quê cũ mà ông không hề chủ định viết.

Hồi hương ngẫu thư

Mở đầu với hai câu khai đề, thừa đề, tác giả viết:

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.”

Với cách sử dụng ba cặp từ trái nghĩa trong một câu thơ: “li-hồi, tiểu-đại, thiếu-lão”, nghĩa câu thơ cũng rất rõ ràng: tác giả rời quê khi còn trẻ và trở về khi đã là một ông già, câu thơ đã tóm tắt về cuộc đời của tác giả. Nó tóm tắt cuộc đời hơn 50 năm sinh sống, làm quan ở kinh đô Trường An, cũng giới thiệu cho người đọc biết được ông đã rời quê rất lâu, nay mới trở về. Sang câu thơ thứ hai, tác giả chia câu thành hai vế: một vế nói về cái thay đổi là thay đổi về diện mạo bên ngoài, một cái không đổi chính là giọng nói quê hương. Ông đã ở kinh đô hơn 50 năm nhưng giọng quê thì không hề đổi thay, chứng tỏ tunhf yêu mà ông dành cho quê hương mình sâu nặng đến nhường nào. Hai câu thơ đầu vừa kể, vừa tả đã giới thiệu cả quãng thời gian dằng dặc xa quê của tác giả, nói về sự kiện tác giả trở về quê, ta cũng thấy được quê hương trong tác giả là hình ảnh sâu sắc tới đâu.

 

Tiếp đó, tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với mạch cảm xúc nối tiếp của bài với hai câu chuyển đề và hợp đề:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”

Chắc chắn “ông già” Hạ Tri Chương sau hơn 50 năm mới trở về thăm quê sẽ có cảm giác bồi hồi, xúc động. Đặc biệt hơn, trong lần trở về này, ông đã gặp một tình huống bất ngờ mà chính ông cũng không lường trước được. Đó là khi trở về, những người đầu tiên ông gặp chính là lũ trẻ sinh sau đẻ muộn, chắc hẳn bố mẹ chúng cũng chẳng thể biết ông là ai bởi ông đã xa quê rất lâu rồi, lũ trẻ cũng vô cùng tò mò, hiếu khách nên đã hỏi ông từ đâu tới. Ông là con người của quê hương, cũng rất yêu quê hương, vậy mà giờ đây ông lại trở thành khách trên chính quê hương của mình. Tác giả từ ngạc nhiên, bỗng lại thấy rất ngậm ngùi, buồn tủi, mặc dù biết đó là sự thật, nhưng ông vẫn xót xa, tủi lòng. Bởi ông không hề nghĩ rằng, bản thân yêu quê như thế mà khi trở về lại thành khách, lại gặp tình huống vừa abats ngờ, vừa hài hước như thế. Có lẽ, đây cùng chính là nguyên nhân mà ông viết nên bài thơ này.

Bài thơ ngắn gọn, súc tích nhưng lại hàm chứa bao ý nghĩa, chất chứa bao tâm tư của tác giả khi trở về quê sau hơn nửa thế kỉ. Qua đó, tác giả tạo nên trong lòng mỗi người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nặng lòng với quê hương mà khó ai có thể có được. Chính điềunày đã làm nên thành công cho tác phẩm, mà cho tới tận bây giờ, khi nhắc đến Hạ Tri Chương, thì “Hồi hương ngẫu thư” hẳn là bài thơ không thể bỏ lỡ.