K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2022

mở: nêu tác giả + tác phẩm + đặc điểm khát quát về nhân vật

thân:

*chia thành từng luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm của nhân vật

vd: luận điểm 1:..... + dẫn chứng lấy trong bài

      luận điểm 2:..... + dẫn chứng lấy trong bài

*sử dụng các từ nối để liên kết giữa các luận điểm với nhau 

vd: lđ 1: trước hết/đầu tiên, lão hạc....

      lđ 2: ko những thế/ ko chỉ vậy, lão hạc còn là....

kết: tác giả.... đã xây dựng thành công nhân vật.... với..... (vd: tình yêu con, hy sinh....). tác giả đã sử dụng..... (nghệ thuật gì?) và....., qua đó thể hiện..... (tình cảm/cảm xúc của tác giả). 

 

 

29 tháng 12 2022

Cậu tham khảo dàn ý nhe:

a. Mở bài 

- Giới thiệu tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và tác giả O.Hen-ri

- Dẫn dắt vào đề tài: cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men.

b. Thân bài

Khái quát chung: Giới thiệu mối quan hệ của cụ Bơ-men trong tác phẩm. Tình huống truyện đã xảy ra.

Nội dung chính:

- Thương xót cảnh ngộ của Giôn-xi.

- Không ngần ngại gian nan tìm cách cứu Giôn-xi về với cuộc sống.

- Dồn cả tâm lực, tài năng để vẽ lên tường một chiếc lá đem lại cho Giôn-xi một niềm hi vọng về sự sống.

- Cứu sống được Giôn-xi, Bơ-men đổi cả tính mạng.

Nhận xét chung:

- Cụ Bơ-men: người nghệ sĩ giàu lòng nhân ái và sống vì nghệ thuật đích thực hướng tới con người.

- “Chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ-men vẽ chính là kiệt tác duy nhất trong cuộc đời nghệ thuật của ông

c. Kết bài: Cảm nhận sâu của em về cụ Bơ-men qua đó mở rộng liên hệ tới lí tưởng sống.

 

23 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

27 tháng 5 2019

Đáp án

- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau

   +) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.

   +) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.

   +) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng.

 +) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.

9 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và không những(trợ từ) vậy lão còn bị một trận ốm nặng. ôi(thán từ)!Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là(Trợ từ) một người nông dân nghèo khổ nhưng nhân hậu và lương thiện, giàu tình yêu thương con đặc biệt và giàu lòng tự trọng. Việc người con trai không có tiền cưới vợ phải đi làm đồn điền cao su khiến lão day dứt và đau khổ. Vì thế lão thà chết chứ không chịu ăn phạm vào số tiền mà lão dành dụm cho con trai. Ôi!(Thán từ) Việc làm ấy chỉ có một người cha với tình yêu thương con mãnh liệt. Không những thế lão còn đau đớn và day dứt vì phải bán đi cậu Vàng mà lão yêu thương như con ruột. Và vì lòng tự trọng mà phải nhịn đói để tiền lo ma chay vì sợ phiền hà hàng xóm. Tất cả những điều ấy đã làm nên một lão Hạc nhân hậu, lương thiện và giàu lòng tự trọng. Nhưng cuộc đời lão thật bất hạnh phải tìm đến cái chết để giải thoát. Nỗi khổ của lão cũng là nỗi khổ chung của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng 8 khi bị dồn đến đường cùng thì họ buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình.

22 tháng 9 2021

cứu với

 

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trình bày theo cách diễn dịch.

undefined

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là(Trợ từ) một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Ôi!(Thán từ) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.