K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2018

I. Phương châm về chất

câu 1:

câu trả lời của Ba " ở dưới nước" ko đáp ứng yêu cầu mà An muốn biết. Cần trả lời về địa điểm như bể nào, sông nào?

=> Bài học: khi giao tiếp, cần có nội dung, nội dung lời nói pk đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.

câu 2:

- truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn nhũng gì cần nói lẽ ra anh có " lợn cưới" chỉ cần hỏi " Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây ko?" và anh có "áo mới" cần trả lời " Tôi ko thấy con lợn nào chạy qua đây cả".

- yêu câu giao tiếp: nội dung lời nói pk đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.

II. phương châm về chất

câu 1:

tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu truyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vat, đặc biệt là ở lời đối thoại cuối. Cái xấu ở đây là tính nói khoác, nói ko đúng sự thật.

câu 2:

Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói pk nói đúng sự thật. Không nói những gì mình ko tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cx là phương châm về lượng mà người giao tiếp cần tuân thủ.

III. Luyện tập

21 tháng 8 2018

C.ơn nha hehekhocroi

23 tháng 12 2016

.

23 tháng 12 2016

...

 

26 tháng 3 2018

1. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn này ở vào một cảnh ngộ éo le, ní nghèo trong những ngày cuối đời mình. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể nói là không thiếu một xó xỉnh nào, thế về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyên được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát ra cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông, nơi bên quê thân thuộc đó, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.  

Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người. Theo cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bât thường, nhe nghịch lí, ngẫu nhiên... tất cả vượt ra ngoài những dự định, và ước mơ cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ, tác giả còn muốn mang đên người đọc một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kêt những nghiệm của cả đời người: “con người ta trên đường đời thật khó có được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẩn mới đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này khi sáp giã biệt cuộc Nhĩ mới cảm nhận, thấm thìa được.

2. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, giữa một buổi sáng đầu thu, Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của mình, là một vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh không thể nhận thấy được.

Trước mắt anh là một không gian có chiều sâu, rộng từ những làng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế những bông hoa bằng lăng cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn, con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt trời lẽn những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhỉ một thứ màu vàng dan xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp.

Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời. Điều ước muôn ấy của anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị đó lức còn trẻ, thường bị người ta bỏ qua hay quên làng khi những ham muốn xa vời đang lôi kéo mình.

Ở đây với Nhĩ, sự tỉnh thức này còn xen lẫn cả với niềm ân hận và nỗi xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ dẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bèn kia”.

3. Có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Trước hêt, điều này thể hiện ở việc lựa chọn và xử lí tình huông truyện. Tác giả đặt Nhĩ, nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đậc biệt ngoặt nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Trong văn học xưa nay, đã có không ít tác phẩm khai thác tình huống như thế. Nhưng thường thì các nhà văn khác dùng tình huống này để nói về khát vọng sống, ngợi ca sức sống mãnh liệt của con người hay biểu dương lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (ví dụ như truyện Tinh yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn, Chiếc lá cuôi cùng của 0 Hen-ri). Còn ở truyện này, Nguyễn Minh Châu không khai thác tình huống truyện theo hướng đó mà nhằm qua đây chiêm nghiệm một triêt lí về đời người.

Nhân vật Nhĩ trong truyện này, tuy là một nhân vật tư tưởng, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn, anh đã hiện lên thật cụ thể, chân thực và sinh động. Nhĩ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Trái lại, đời sống nội tâm của anh, diễn biến tâm trạng của anh dưới sự tác động của hoàn cảnh ngặt nghèo đã nối được nhà văn miêu tả thật tinh tẽ và hợp lí.

ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chi của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường, cũng có thể nói là ki quặc: " Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát y như dang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

Hành động này cùa Nhĩ có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

Nhưng cũng có thể hiểu một cách khái quát hơn. Đây là ý muôn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

5. Trong truyện ngắn này, nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng nghĩa là mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng

-     Hình ảnh bãi bồi bên kia sông ngoài ý nghĩa thực như chung ta đã biết còn là vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một bãi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.

-     Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

-     Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

-     Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng như đã phân tích ở câu trên.

6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: "Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đầu đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”.

26 tháng 3 2018
 

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-ben-que-trang-100-sgk-van-9-c36a23803.html#ixzz5ArKAloMP

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

 

10 tháng 10 2018
Lời thoại Nối Phương châm hội thoại

1.- Cậu học bơi ở đâu vậy?

- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ con ở đâu.

1 - C A. Phương châm quan hệ.
2. Con bò nhà tôi đẻ ra một con chim bồ câu. 2 - D B. Phương châm lịch sự.
3. Ông tránh ra cho con cháu đi. 3 - B C. Phương châm về lượng.

4. Bài toán này khó quá phải không cậu?

- Tớ được tám phảy môn văn.

4 - A D. Phương châm về chất.
20 tháng 2 2016

1. Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

2. Thơ Y Phương là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.

3. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

4. Trong bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ. Thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.

Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

5. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình": không lo cực nhọc, sống vất vả mà gần gũi, khoáng đạt, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo... Từ những phẩm chất ấy, có thể thấy "người đồng mình" (người quê mình) thật đẹp, thật đáng ca ngợi. Đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương. Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.

6. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

7. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

 Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

23 tháng 2 2016

batngo mik nói thiệt chưa học

20 tháng 2 2016

1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.

3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...

4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:

- Hương ổi phả vào trong gió se.

- Gió thu giăng mắc chầm chậm.

- Dòng sông dềnh dàng trôi.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).

- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".

- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...

Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.

5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

21 tháng 2 2016

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thành phần tình thái

a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?

Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắccó lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

2. Thành phần cảm thán

a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý: Các từ ngữ Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu  hoặctrời ơi?

Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên  và trời ơi.

3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Gợi ý:

- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán: chao ôi

2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

- dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn

3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?

Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.

4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Gợi ý:

- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

 

- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…