K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

Đời sống vật chất:

- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi.

 

Tổ chức xã hội:

- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

 

Đời sống tinh thần:

- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

31 tháng 10 2021

TL

 Đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ :

* Người tối cổ :

+ Con người : dáng đi hơi ngả về phía trước ,trên cơ thể phủ một lớp lông mỏng ,trán thấp và bợt ra sau ,hàm nhô về phía trước ,đầu nhỏ ,thể tích não chưa phát triển...

+ Công cụ sản xuất : rìu đá được ghè đẽo thô sơ (ngoài ra còn có cành cây)

* Người tinh khôn :

+ Con người : dáng đi thẳng đứng (như con người hiện nay) ,thể tích não bắt đầu phát triển ,lớp lông cũng không còn ,trán cao...

+ Công cụ sản xuất : các loại công cụ bằng đồng ,biết chế tạo công cụ có hình thù rõ ràng ,sắc bén hơn và biết đến cả thuật luyện kim

HT

Tham khảo: 

* Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt NamĐời sống vật chất:• Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.• Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.Đời sống tinh thần: • Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.• Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống
27 tháng 12 2021

cảm ơn nhoa :]

24 tháng 12 2023

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất:

Câu 1: Ngày 20 -11 là ngày để thể hiện tinh thần nào?

       A .Yêu nước                                                       B. Tôn sư trọng đạo

C .Chăm chỉ                                                        D. Trung thực

Câu 2: Góc học tập ngăn nắp phù hợp sẽ giúp em:

A. Giúp thoải mái và hoạt động hiệu quả           B. Ngủ ngon hơn

C. Để không bị bố mẹ mắng                               D. Không tác dụng gì.

Câu 3: Điều em không hài lòng về bản thân nhất?

A Chăm chỉ                                                          B. Trung thực

C. Lười, thiếu tính tự giác                                    D.Trách nhiệm

Câu 4: Đâu là địa danh không phải của quê hương Bắc Giang

A.Sông Thương.                                   B. Thành Xương Giang.

C.Vịnh Hạ Long.                                  D. Chùa Vĩnh Nghiêm.

Câu 5: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp?

A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.   B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.

C. Lời nói thô tục, lỗ mãng.                     D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.

Câu 6: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí?

A. Lên danh sách những thứ cần mua.     B. Mua những thứ thật sự cần thiết.

C. Biết mặc cả khi mua hàng.    D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết.

Câu 7Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được là:  

A. phòng truyền thống.                               B. thư viện của trường. 

C. hội đồng sư phạm.                        D. phòng Hiệu trưởng

Câu 8: Nghề truyền thống của huyện Yên Dũng?

A. Làng nghề gốm Làng Ngòi, Tư MạiB. Làng nghề trống Đọi Tam

C. Làng nghề dệt Nha xáD.Làng nghề thêu ren Thanh Hà

Câu 9: Ngày nhà giáo Việt Nam được thành lập năm nào?

A.1982B. 1985

C.1992C.1995

Câu 10: Góc học tập của em không nên bao gồm gì?

A.Đồ ăn.B.Sách, vở.

C.Đồ dùng học tập.D.Đèn bàn.

Câu 11: Đâu không phải lí do cần thường xuyên dọn dẹp góc học tập?

A.Giúp góc học tập gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng

B.Giúp em giải trí chơi trò chơi thuận tiện

C.Rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác

D.Giúp em học tập thoải mái và hiệu quả

Câu 12: Làng nghề truyền thống tổ hợp mộc, ở xã nào huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

A. Quỳnh Sơn    B.Tân An             C.Lãng Sơn  D. Trí Yên

Câu 13: Ý nào chưa đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.

A. Những  thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…

B.  Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.

C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.

D.Những thay đổi của em về tiêu chí chọn bạn .

Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.

A.Tự giác học tập.                                 B. So bì với em nhỏ.

C. Tôn trọng bạn bè.                              D. Nhường em nhỏ.

Câu 15Điều nào sau đây không  đúng với bản thân em  ?

A. Trung thực.              B. Nhân ái.           C. Trách nhiệm.          D.Vô ý thức.

Câu 16: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ?

A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.

B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.

C. Chân thành , thiện ý với bạn.

D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.

Câu 17: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.

B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.

C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.

D. Đóng cửa suy nghĩ một mình.

Câu 18: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A.Tức giận, quát mắng em.   

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.

C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.

D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 19: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

    A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt. 

    B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.

     C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.

     D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 20: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn  của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.

B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.

C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.

D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 21. Đâu là truyền thống phù hợp với chủ đề bài học “Thầy cô với chúng em”

A. Hiếu học         B. Yêu nước.           C. Đoàn kết.         D. Tôn sư trọng đạo         

Câu 22. Những việc làm nào cần làm để tự chăm sóc bản thân

   A.Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

   B.Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao

   C.Luôn lạc quan, yêu đời

   D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 23. Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng nhân ái của con người Việt Nam

   A. Thương người như thể thương thân

   B. Mồng một tết Cha, mồng ba tết Thầy

    C. Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

     D. Con dại cái mang.

Câu 24: Chúng ta cần phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương vì

 A. Giúp ta có thêm kinh nghiệm,                            

 B. Giúp ta có thêm sức mạnh. 

   C. Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.

  D. Đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 25: Hành vi nào sau đây được coi là gìn giữ, phát huy truyền thống của quê hương?

A. Hà tự hào về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống

B. Hà chê bai nghề truyền thống của quê hương bạn Giang

C. Hà quảng bá về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống qua phương tiện truyền thông

D. Cả A và C đúng 

II. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm)

Câu 1. Hôm nay đến lớp em thấy bạn Dũng ăn quà bỏ rác vào ngăn bàn bạn Minh. Bạn Minh nhìn thấy tỏ ra khó chịu và mắng bạn Dũng. Nhìn thấy tình huống này em sẽ làm gì? Nếu là Minh, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? (2 điểm)

Câu 2.  Cảm nhận của em về ngôi trường mới. (Hình thức: một đoạn văn từ 10 đến 20 dòng)(3 điểm)

 Giúp mình với!!!

 

24 tháng 12 2023

Helps 

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta. Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.
 
 Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt.
 
 Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo...bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được... Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.
 
 Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết này.
 
 Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa) và văn hỏa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
 
 Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện... Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.
 
 Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch-anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...
 
 Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ, rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu thổ của các con sông lớn.
 
 Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.

31 tháng 10 2021

TL

Tham  khảo :

HT

Các giai đoạn

Nơi tìm thấy dấu tích

Thời gian xuất hiện

Đặc điểm công cụ lao động

1. Người tối cổ

Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (BÌnh Phước), Đức Trọng (Lâm Đồng),...

Khoảng 40-30 vạn năm cách ngày nay

Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

2. Người tinh khôn giai đoạn đầu

Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn), mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vì (Phú Thọ), Làng Vạc (Nghệ An), Lung Leng (Kon Tum),...

Khoảng 3-2 vạn năm cách ngày nay

Rìu đá ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

3. Người tinh khôn giai đoạn phát triển

Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình), Biển Hồ (Plây-ku), Lung Leng (Kon Tum),...

Khoảng 12000 đến 4000 năm cách ngày nay

Rìu mài ở lưỡi, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm

26 tháng 4 2021

Học trường  nào lớp mấy thía bạn

 

26 tháng 4 2021

tham khảo:
Lợi ích: 
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
Phát triển giao thông đường thuỷ. 
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
Điều hoà nhiệt độ. 
Tạo cảnh quan mội trường. 
Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.

31 tháng 12 2021

thuận lợi: Nhiều hộ gia đình vùng dân tộc đã phát triển kinh tế hộ chủ yếu là chăn nuôi kết hợp mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với nuôi cá và trồng rừng…. chính vì vậy cuộc sống đồng bào ngày một khấm khá hơn, nhiều mô hình kinh tế tại vùng đã được vinh danh trong các hội nghị, trong các chương trình biểu dương cấp xã, huyện, tỉnh.

 khó khăn: Việc tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin thị trường liên quan đến đầu ra, đầu vào sản phẩm làm ra của người dân chưa thường xuyên, thức thời, dẫn đến năng suất, chất lượng, giá thành hạn chế, không đảm bảo.

Việc phát triển kinh tế hộ mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết hộ, như mô hình chăn nuôi chủ yếu là nuôi tại nhà số lượng không nhiều, những mô hình chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, ít tận dụng vườn để trồng rau, thiếu kiến thức trong việc hạch toán kinh tế, thiếu sự trao đổi kiến thức chăn nuôi giữa các hộ, chăn nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ khoa học trong việc phát triển từng mô hình cụ thể còn yếu.

Đối với một số mô hình chăn nuôi hộ gia đình, thời gian nuôi dài dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao, thậm chí một số gia đình chăn nuôi chủ yếu là lấy công làm lời, sử dụng thời gian nhàn rỗi và thức ăn dư thừa hoặc từ hèm rượu đơn thuần.

Đường vào các khu rừng kinh tế, vườn cao su và một số mô hình chăn nuôi kết hợp với vườn rừng chưa được đầu tư xây dựng; khoảng cách từ nhà đến mô hình còn khá xa dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn cũng như việc vận chuyển hàng hóa ra thị trường hoặc vận chuyển về nhà cũng khó khăn,...( THAM KHẢO)

31 tháng 12 2021

Bạn lấy từ nguồn khác nhớ ghi Tham khảo vào

7 tháng 1 2022

B

7 tháng 1 2022

B nha bạn