K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2018

– Bố cục: 3 phần
• Phần 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
• Phần 2: sức mạnh của gươm thần
• Phần 3: Long Quân đòi lại gươm thần

18 tháng 9 2018

Bố cục: Chia làm 2 đoạn

+Đoạn 1. Từ đầu …… "Đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

+Đoạn 2. Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc .

24 tháng 9 2018

1, Bố cục:

– Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Phần thân bài: Việc vua Lê Lợi lấy được gươm thần từ rùa vàng, sự cứu giúp đầy ý nghĩa, Lê Lợi với thanh gươm báu cùng với nghĩa quân của mình ra trận.
– Phần kết bài: Sự thắng lợi cuộc chiến anh hung, cách giải thích cho tên gọi “ Hồ Gươm”.

2. Ý nghĩa truyện.

– Truyện giải nghĩa được tên gọi “Hồ Gươm”, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta, một việc chính nghĩa đáng ngợi ca.
– Đề cao sự lãnh đạo tài trí của Vua Lê Lợi, một vị vua anh minh, yêu nước, thương dân.
– Truyện thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân được sống trong hòa bình, một đất nước ấm no, hạnh phúc.

Có 3 phần : + Phần mở bài

                 : + Phần thân bài

                 : + Phần kết bài 

25 tháng 8 2016

Sự tích Hồ Gươm gồm  2 đoạn:

Đoạn 1:"Vào thời Giặc Minh....trên đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Đoạn 2:" Một năm....hồ Hoàn Kiếm": Long Quân đòi lại gươm thần.

26 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn Trần Thiên Kim nhiều lắm

24 tháng 9 2021

Tham khảo

Đại ý: 

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra là thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng rực lên, trên đó có khắc chữ "Thuận Thiện", nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi ở hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bố cục:

-  Đoạn 1 :Từ đầu đến tên giặc nào trên đất nước : Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

- Đoạn 2 : Còn lại : Lê Lợi trả gươm.

12 tháng 9 2017
a. Đoạn 1 : Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn b.Đoạn 2 : Việc bắt được gươm và Lê Lợi dùng gươm thần cùng nghĩa quân đánh giặc. c. Đoạn 3 : .Giải thích cách gọi tên hồ.
25 tháng 9 2018

1 Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược.                                                                                                                   2Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua.                                                     3      3 Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

 4Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm.                                                   5   Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. 

6 Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

 7Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần,từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

25 tháng 9 2018

ngắn gọn thôi bạn

22 tháng 9 2016

- Sự tích Hồ Gươm được chia thành 2 phần:

 Phần 1: Từ đầu đến không còn một bóng giặc nào trên đất nước.

Phần 2: Phần còn lại

10 tháng 10 2016

Văn bản Sự tích Hồ Gương có thể chia thành 2 đoạn:

- Đoạn 1 : Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm để đánh giặc

- Đoạn 2 : Phần còn lại: Long Quân sai Rùa Thần lên đòi lại gươm sau khi hết giặc, đất nước hoà bình

13 tháng 9 2016

nếu bn có sách học luyện thì sao chép ở đó nha!limdim

13 tháng 9 2016

mình ko có 

10 tháng 10 2016

Văn bản Sự tích Hồ Gương có thể chia thành 2 đoạn:

- Đoạn 1 : Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm để đánh giặc

- Đoạn 2 : Phần còn lại: Long Quân sai Rùa Thần lên đòi lại gươm sau khi hết giặc, đất nước hoà bình, thịnh trị

21 tháng 9 2023

1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt

2. Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc ( lưỡi gươm thần)

3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :" Thuận Thiên"

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.

+ Rùa Vàng lên đòi gươm.

4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế…vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.

5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

26 tháng 9 2023

Cảm ơn chị ạ !