K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

Câu 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.

Câu 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các từ vừa chú thích có nguồn gốc từ Hán

Câu 3 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Các từ được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan

- Từ mượn gốc Ấn Âu: Xà phòng, mít tinh, ra- đi- o, xô viết, ti vi, in tơ nét

II. Nguyên tắc mượn từ

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài

- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa

⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

I. SOẠN BÀI TỪ MƯỢN LỚP 6 PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu sau: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng” (Thánh Gióng)

Trả lời

- “Tráng sĩ“: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn

+ Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng

+ Sĩ: Người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.

- “Trượng“: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

Câu 2. Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Trả lời

- Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

Câu 3. Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

Trả lời

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4. Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

Trả lời

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: Viết như từ thuần Việt.

2. Nguyên tắc mượn từ

Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có ngững chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập ", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v..... Còn những chữ tiếng ta có,vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi "hỏa xa"; máy bay gọi là"phi cơ" [...]

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời

- Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

- Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

- Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. SOẠN BÀI TỪ MƯỢN PHẦN LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

Trả lời

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.

Câu 2: Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

Trả lời

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Câu 3: Hãy kể tên một số từ mượn:

- Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét

- Là tên một số bộ phận của xe đạp, ví dụ: ghi đông

- Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời

- Tên các đơn vị đo lường: ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...

- Tên một số bộ phận của xe đạp: pê đan, gác-đờ-bu,...

- Tên một số đồ vật: cát sét, pi-a-nô,...

Câu 4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

Trả lời

a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Câu 5. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Trả lời

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa:

- l/n: “lúc”, “lên”, “lớp”, “lửa”, “lại”, “lập”/”núi”, “nơi”, “này”

- Từ có âm s: “sứ giả”, “tráng sĩ”, “sắt”, “Sóc Sơn”.

10 tháng 10 2023

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian.

10 tháng 10 2023

Cám ơn rất rất nhiều!

6 tháng 10 2021

Tham khảo:         

         Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của tổ quốc thân yêu. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Điều đó được thể hiện trong cách ăn mặc hàng ngày. Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác.Bác ko cần áo sơ mi đắt tiền. Ngay cả khi đi mít tinh (meeting), bác cx ăn mặc giản dị. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà học sinh chúng ta phải học tập và noi theo.​

23 tháng 12 2016

Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.

Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.

Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.

Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.

Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.

Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.

Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.

Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.

24 tháng 12 2016

Thu Anh yêu quý!
Đã lâu lắm rồi chúng mình chưa nói chuyện với nhau, cậu nhỉ? Thời gian thấm thoắt trôi qua, kể từ ngày cậu sang Mỹ cùng chồng xây đắp hạnh phúc gia đình đến nay đã hơn 3 năm. Thời gian dài như vậy chắc hẳn cậu cũng đã quen với cuộc sống ở môi trường mới rồi nhỉ? Dạo này cậu và gia đình có khỏe không? Công việc của cậu bên ấy có tốt không? Tớ tin chắc rằng với tính cách năng động, hoạt bát, nhanh nhạy của mình thì bạn thân của tớ sẽ làm mọi việc ổn thôi.
Còn tớ bây giờ đã thực hiện được ước mơ của mình. Công việc của tớ làm làm giáo viên dạy Văn trong ngôi trường mà chúng mình đã gắn bó – Trường Trung học Cơ sở Quảng An. Tớ cảm thấy rất vui vì mình đang làm một công việc ý nghĩa – truyền đạt lại những kiến thức cho các em học sinh. Cuộc sống gia đình của tớ cũng rất hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ ở tuổi 35 như tớ, đó là một cuộc sống viên mãn rồi. Cậu biết không, tớ có một người chồng rất tâm lí đấy. Anh ấy chia sẻ với tớ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, cảm thông với công việc của tớ và còn giúp tớ làm việc nhà nữa. Không chỉ vậy, tớ còn cảm thấy hạnh phúc lắm vì có một cô con gái đáng yêu. Công chúa của tớ tên là An Nhi cậu ạ. Năm nay con bé đã bốn tuổi rồi. Con gái tớ rất ngoan và nghe lời, đặc biệt là nó thích đi học lắm. An Nhi giống tớ quá,cậu nhỉ ?
À, Thu Anh ơi! Hôm qua tớ và các bạn đã về thăm lại các thầy cô giáo của trường mình nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 đấy. Trên đường đến trường, tớ có rất nhiều tâm trạng : vui có, buồn có,hồi hộp có, lo lắng có... Tất cả cảm xúc, tâm trạng cứ lẫn lộn với nhau, chính tớ cũng không biết rõ mình cảm thấy như thế nào nữa. Tớ vui vì chuẩn bị gặp lại những người mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng nhưng cũng lo lắng vì sợ các cô không nhớ mình, buồn vì thời gian trôi qua nhanh, chẳng mấy chốc sẽ lại phải tạm biệt nhau. Rảo bước nhanh trên con đường đến trường,tớ tranh thủ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Cảnh vật vừa thân quen cũng vừa lạ mắt. Hai bên đường vẫn là những hàng cây xanh mướt, tạo bóng mát cho mọi người. Con đường Tô Ngọc Vân được rải nhựa bằng phẳng nên đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, không còn những đoạn đường gồ ghề như trước kia nữa. Vừa đi tớ vừa nhà lại những kỉ niệm đẹp không thể nào quên của lớp chúng mình. Tớ nhớ những buổi tan trường, chúng mình tụ tập trước cổng trường, nói đủ mọi thứ trên đời và đôi khi còn rủ nhau đi ăn nữa. Tớ nhớ cả những tiết học vui vẻ,tinh nghịch của lớp mình. Mỗi khi nhắc đến chúng, tớ lại cảm thấy vui vui.
Mải suy nghĩ miên man, tớ không để ý rằng mình đã đặt chân đến cổng trường Quảng An thân yêu. Trường thay đổi nhiều quá đến nối tớ còn không nhận ra. Biển tên trường đơn điệu xưa kia đã được thay thế bằng tấm biển đèn led. Dãy nhà ba tầng giờ đât được xây mới hoàn toàn, trở thành tòa nhà mười tầng cao vút. Vì vậy nên nhà trường đã lắp thêm hai chiếc thang máy tiện nghi để thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Đi qua các lớp học, tớ thấy chúng hiện đại và khang trang quá! Mỗi lớp học đều có tivi, điều hòa, máy chiếu. Các em học sinh không tự học mà học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tớ thấy cách học này rất hay và hiệu quả đấy cậu ạ. Như vậy các em học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo, suy nghĩ về bài học và cũng rèn luyện sự gắn bó, đoàn kết giữa các em. Trên bốn bức tường có trưng bày kết quả học tập của các nhóm cũng như ý kiến đóng góp cho mỗi giờ học đã qua. Cậu còn nhớ nơi chúng mình hay đến – căng tin không? Căng tin của trường đã rộng gấp mười lần trước kia.Chính vì vậy mà các thực phẩm cũng đa dạng hơn. Mỗi bữa ăn, các em được ăn những món mình yêu thích. Các em được tự lấy đồ, thỏa sức ăn uống. Đó có thể coi như bữa buffet ấy cậu ạ. Còn vườn sinh thái chật hẹp ngày trước giờ đã rộng hơn nhiều. Trong đó có khá nhiều sinh vật, thực vật. Tất cả đều phong phú và thuận lợi cho học sinh tìm hiểu,khám phá. Trường cũng xây dựng thêm sân bóng làm bằng cỏ nhân tạo, bể bơi, sân bóng rổ. Các lớp học năng khiếu được mở ra giúp các em học sinh tham gia học những môn mình yêu thích như : họa,đàn,hát,... Giờ đây, trường cũng có những xe đưa đóni học sinh. Những chiếc xe ấy đã giúp ích cho học sinh cũng như phụ huynh rất nhiều. Xe với đầy đủ tiện nghi như điều hòa, ti vi,đồ ăn sáng... chắc hẳn sẽ làm các học sinh thích thú cậu nhỉ? Tớ lại mong được quay lại trường học đây nè.
Tớ đang bất ngờ với những sự thay đổi mới mẻ của trường thì bỗng nghe thấy tiếng gọi từ xa xa : “ Huyền My ơi!” Tớ ngoảnh mặt lại, thì ra đó chính là Ngọc Anh – cô bạn thân thiết của chúng mình. Bạn ấy bây giờ cao hơn và rất xinh đẹp. Công việc của Ngọc Anh là làm giám đốc ngân hàng Ngoại thương. Chắc hẳn để có được chỗ đứng trong xã hội như thế này,bạn ấy đã phải cố gắng rất nhiều. Ngọc Anh nói với tớ rằng các bạn trong lớp đã đến gần hết và đang tập trung ngoài cổng trường. Nghe vậy, tớ cùng Ngọc Anh rảo bước thật nhanh để ra đó gặp mặt các bạn. Trông ai cũng trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều. Chúng tớ bắt đầu trò chuyện với nhau, hỏi han về công việc hiện tại. Cẩm Tú thì thành hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. Hà Phương đã đạt được ước mơ làm bác sĩ. Xuân Tùng thì trở thành Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Nghệ thuật. Còn bạn Hoàng Thương – người học chưa tốt trong lớp thì giờ đây lại là một kĩ sư, thiết kế ra mô hình trường mình đấy cậu à... Tất cả lớp mình đều đã thành đạt hết rồi. Bỗng nhiên, tớ nảy ra ý nghĩ vào thăm các thầy cô giáo. Các bạn đều nhiệt tình đồng ý. Người đầu tiên chúng tớ gặp là cô Hiệu trưởng. Cô giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhớ lớp mình. Cô vui tính đùa rằng lớp nghịch nhất trường nên cô không thể nào quên được. Tiếp theo, tớ gặp cô Huyền – giáo viên chủ nhiệm yêu quý của tập thể lớp 9C ngày ấy. Cô nghỉ hưu được hơn mười năm rồi, giờ đã quay lại trường dự buổi chào mừng ngày 20/11. Cô hỏi thăm từng đứa một. Chúng tớ đều cảm thấy hối hận vì ngày ấy đã nhiều lần làm cô buồn và tức giận. Hình như cô cũng biết được điều đó nên đã nói với chúng tớ :
- Các con giờ đều đã trưởng thành rồi. Cô rất vui vì điều đó. Có lẽ bao nhiêu công sức, tâm huyết cô dành cho cả lớp đều đã được đền bù xứng đáng. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề nhà giáo.
Tự dưng tớ cảm thấy sống mũi mình cay cay, rồi những dòng nước mắt như muốn trực trào. Tớ òa lên khóc và ôm trầm lấy cô. Tớ nói những lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng:
- Cô ơi, chúng con cảm ơn cô nhiều lắm! Cảm ơn cô đã dìu dắt chúng con trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Cô cũng rất xúc động. Cô trò lại vui vẻ tay bắt mặt mừng, mọi người chụp những kiểu ảnh kỉ niệm với nhau. Sau đó, chúng tớ đi thăm những thầy cô khác. Chúng tớ đã gặp lại cô Minh – người mà lớp mình hết mực yêu quý đấy cậu ạ. Giờ đây cô đã 52 tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất xinh đẹp và dịu hiền. Thật vui biết bao vì cô vẫn còn nhớ tớ - cô học trò cưng ngày nào. Cô và cả lớp chúng mình đều rất vui vì gặp lại nhau. Cô hỏi thăm các bạn và tỏ ra rất hạnh phúc vì thấy lớp mình đều thành công trong cuộc sống. Khi gặp lại cô, tớ cảm thấy có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể cất nên lời.
Thời gian trôi qua nhanh quá, chẳng mấy chốc tất cả mọi người phải tạm biệt nhau. Ai cũng đều tiếc nuối, quyến luyến không rời. Tớ mong rằng lúc đó thời gian ngừng trôi nhưng không được.
Thôi, thư đã dài rồi, tớ xin ngưng bút tại đây. Chúc cậu và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công. Khi nào có thời gian rảnh nhớ về thăm trường lớp,thầy cô và các bạn nhé.

Bạn thân của cậuNguyễn Trần Thành Đạt
TỪ MƯỢN 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ thuần Việt và từ mượna) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơntrượng [...]”.(Thánh Gióng)- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,...- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.2. Nguyên tắc mượn từĐọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:Không gọi xe lửa mà gọi  "hoả xa"; máy bay thì gọi là "phi cơ" [...].Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?b) Mặt tích cực của việc mượn từ?c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.(Sọ Dừa)- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.a)      khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)thính(nghe)độc(đọc)giả(người)giả(người)giả(người)b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)yếu(những điều quan trọng)yếu(quan trọng)điểm(điểm)lược(tóm tắt)nhân(người) 3. Hãy kể tên một số từ mượn là:- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,...- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,...4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.6. Nghe - viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi,này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn. 

)
 

b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.                                                     (Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)d)                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đìnhEm xinh em đứng một mình cũng xinh.                                                                 (Ca dao)đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.(Theo Địa lí 6)Gợi ý: Mục đích giao tiếp của các văn bản:a) Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép.b) Miêu tả lại cảnh đêm trăng.c) Kêu gọi, thuyết phục học sinh cố gắng học tập và rèn luyện;d) Bày tỏ tâm tình;đ) Giới thiệu về sự quay của Trái ĐấtCăn cứ theo những mục đích giao tiếp trên, ta có thể xác định được kiểu văn bản tương ứng.2. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

 

 Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.


 

5 tháng 3 2017

a) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...]”.

(Thánh Gióng)

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.

đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?

e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Nguyên tắc mượn từ

Đọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” [...].

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)

a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?

b) Mặt tích cực của việc mượn từ?

c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?

Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.

2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)

thính

(nghe)

độc

(đọc)

giả

(người)

giả

(người)

giả

(người)

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)

yếu

(những điều quan trọng)

yếu

(quan trọng)

điểm

(điểm)

lược

(tóm tắt)

nhân

(người)

3. Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…

4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

6. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi, này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.

29 tháng 11 2023

Theo em là không bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

9 tháng 11 2018

I. CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào?

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:

- Xưa: bổ nghĩa cho ngày,

- Hai: bổ nghĩa cho có, hai vợ chồng;

- Ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng;

- Một: bồ nghĩa cho túp lều;

- Nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều.

2. So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:

- túp lều / một túp lều

- một túp lều / một túp lều nát

- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

- Một túp lều: xác định được đơn vị

- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật

- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật

Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp hoá thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn.

3. Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.

Trả lời:

- Ví dụ một cụm danh từ: những bông lúa

- Đặt câu. Những bông lúa uốn câu nặng trĩu.

- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, làm phụ ngữ; khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ

1. Tìm cụm danh từ có trong câu sau:

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

(Em bé thông minh)

2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên, sẵp xếp chúng thành loại.

3. Điền vào mô hình cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ

Trả lời:

1. Các cụm danh từ có trong câu:

- làng ấy

- ba thúng gạo nếp

- ba con trâu đực

- ba con trâu ấy

- chín con

- năm sau

- cả làng.

2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc:

- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín

- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.

* Sắp xếp chúng thành hai loại:

- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:

+ cả

+ ba, chín

- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:

+ nếp, đực, sau

+ ấy

3. Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

t1

t2

s1

s2

làng

ấy

ba

thúng

gạo

nếp

ba

con

trâu

đực

ba

con

trâu

ấy

chín

con

năm

sau

cả

làng

LUYỆN TẬP

1. Tìm các cụm danh từ có trong những câu văn trong bài tập 1. Điền các cụm danh từ đó vào mô hình cụm danh từ.

Trả lời:

* Các cụm danh từ có trong các câu:

a) một người chồng thật xứng đáng

b) một lưỡi búa của cha để lại

c) một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.

* Điền vào mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t1

t2

T1

T2

s1

s2

môt

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu

ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. Tìm các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích thuộc bài tập 3

Trả lời:

Các phụ ngữ được diền như sau:

- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi