K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

a) Với -> sửa lại: bỏ với
b) thì -> sửa lại: nhưng

Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp:

a. Bão sắp đến nên mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.
nhưng
 b. Mặc dù con đường rất trơn nhưng xe cộ đi lại khó khăn.

→ Vì - nên
c. Mùa đông đã về trong quê hương tôi. 
→ ?👀💦?


 

11 tháng 11 2021

a. Bão sắp đến nên=> nhưng mọi người vẫn chưa chuẩn bị gì.

b. Mặc dù => Vì con đường rất trơn nhưng=>nên xe cộ đi lại khó khăn.

c. Mùa đông đã về trong => trên quê hương tôi.

Câu 1 : Từ ghép có mấy loại ? Nêu khái niệm cho ví dụ mỗi loại ?Câu 2 : Tìm đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn sau:      ...Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chì màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, ...a)  Đại từ :b)  Quan hệ từ :Câu 3 : Giải nghĩa các từ ghép Hán Việt sau và đặt câu với mỗi từ :+...
Đọc tiếp

Câu 1 : Từ ghép có mấy loại ? Nêu khái niệm cho ví dụ mỗi loại ?

Câu 2 : Tìm đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn sau:

      ...Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chì màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, ...

a)  Đại từ :

b)  Quan hệ từ :

Câu 3 : Giải nghĩa các từ ghép Hán Việt sau và đặt câu với mỗi từ :

+ thi nhân, chiến thắng, ái quốc, tân binh.

Câu 4 : Chỉ ra lỗi dùng quan hệ từ trong các câu sau và sửa lại lỗi sai về quan hệ từ:

 a. Trào lưu đô thị hóa đã rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

 b. Khoa đến trường với xe đạp

 c. Buổi sáng mẹ tôi thổi cơm mà cha tôi đi đánh răng rửa mặt.

 d. Con chó nhà tôi tuy nó xấu, lông xù, mặc dù nó trung thành với chủ.

Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu ) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.

 

Help me. Giúp với ! Ngày mai nộp bài rồi !

Lưu ý: ko chép mạng nha !

0
10 tháng 11 2017

Thi nhân là nhà thơ còn có thể gọi là thi sĩ

- Bác em là 1 thi nhân.

Chiến tháng là thắng đươc qua 1 quá trình đấu tranh.

- Nước Việt Nam ta đã anh dũng  đánh thắng giặc Minh xăm lược năm......

Ái quốc là yêu nước

- Bác Hồ còn có tên gọi khác là Nguyễn Ái Quốc.

Tân binh là lính mới

- Tự đặt

Câu 5

Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuồi nhưng trông mẹ vẫn còn rất trẻ. Có lẽ vì mẹ đã sống và làm việc rất thoải mái không căn thẳng nhu bao người khác. Sáng, mẹ thức dậy rất sớm để làm việc nhà, Tối thì mẹ ân cần dạy bảo tôi học bài. Mẹ như một bà tiên dịu hiền, mẫu mực nhất trong mắt tôi. Con yêu mẹ nhiều lắm.Mẹ ơi !

10 tháng 12 2021

Lỗi sai QHT: với

Sửa lại: ''tôi mua con búp bê thật đẹp với => cho em gái tôi''

14 tháng 11 2021

C.ơn bn nhiều nhé

8 tháng 11 2017

- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, ngày nay không đúng.

b) Chữa lại các câu trên cho đúng.

Gợi ý: Hai câu trên sai vì thiếu quan hệ từ. Có thể chữa bằng cách thêm quan hệ từ:

- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay không đúng.

2. Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

a) Nhận xét về việc dùng các quan hệ từ và, để trong hai câu sau:

- Nhà em ở xa trường bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

b) Có thể thay từ và, để bằng quan hệ từ gì cho phù hợp với mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu?

Gợi ý: Các quan hệ từ và, để dùng không đúng nghĩa, không thể hiện chính xác mối quan hệ giữa các thành phần câu. Chữa: thay và bằng nhưng, thay để bằng vì.

3. Lỗi thừa quan hệ từ

a) Phát hiện lỗi trong hai câu sau:

- Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

b) Chữa lỗi để câu văn hoàn chỉnh.

Gợi ý: Các câu này có hoàn chỉnh về mặt cấu tạo không? Hãy phân tích thành phần chủ ngữ – vị ngữ của từng câu. Tại sao chúng đều thiếu chủ ngữ? Chú ý đến sự có mặt của các quan hệ từ qua, về ở đầu câu; hai quan hệ từ này đã biến chủ ngữ của câu thành thành phần trạng ngữ. Đây là lỗi thừa quan hệ từ. Cách chữa là bỏ quan hệ từ để khôi phục thành phần chủ ngữ cho câu:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

a) Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

b) Chữa lỗi.

Gợi ý: Quan hệ từ có chức năng thiết lập quan hệ giữa các từ ngữ, các câu hoặc các đoạn. Khi đi kèm quan hệ từ chỉ có một thành phần mà không có thành phần khác để liên kết, thiết lập quan hệ thì việc dùng quan hệ từ bị xem như không có tác dụng liên kết. Chú ý: Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn Văn; … không thích với chị. Quan hệ từ không những… đòi hỏi phải có quan hệ từ mà còn… đi kèm. Quan hệ từ với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa không thích và chị là không hợp lí, không tương ứng với vế trước. Có thể chữa:

Bạn ấy không những giỏi về môn toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác.

Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng.

- Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.

Gợi ý:

- Cặp quan hệ từ từ … đến;

- Quan hệ từ chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng: để / cho.

2. Nhận xét về cách dùng quan hệ từ và chữa lại các câu sau:

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Gợi ý: Các quan hệ từ với, tuy, bằng trong các câu này có thích hợp không? Đây là trường hợp dùng sai nghĩa của quan hệ từ, có thể thay với bằng như, thay tuy bằng dù, thay bằng bằng về.

3. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:

- Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Gợi ý: Các câu này mắc lỗi gì? Tại sao?

Phân tích thành phần chủ ngữ – vị ngữ của các câu này, ta sẽ thấy chúng đều thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến thiếu chủ ngữ là việc dùng các quan hệ từ không đúng đã biến thành phần chủ ngữ của câu thành thành phần phụ trạng ngữ. Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa:

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

4. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nếu sai, hãy sửa lại.

(1) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao .

(2) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.

(3) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.

(4) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

(5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

(6) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

(7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

(8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Gợi ý: Các câu sai: (3), (5), (6), (8), có thể sửa như sau:

- Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)

- Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình)

- Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của)

- Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).

ko bít đúng ko

9 tháng 11 2017

thanks

19 tháng 11 2021

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác. 
Với  => Qua