K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

b, Câu cuối trong đoạn (b) là câu trần thuật, dùng dấu chấm than là sai.

I. PHẦN 1: VĂN BẢNCâu1:     Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy...
Đọc tiếp

I. PHẦN 1: VĂN BẢN

Câu1: 

   Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

 a. Đoạn văn trên được trích từ VB nào? của ai?

 b. Tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và hành động của Dế Mèn? Tác giả đã sử dụng từ ngữ gì để miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật?

 c.  Kết hợp miêu tả ngoại hình và hành động để bộc lộ nét tính cách nào của Mèn?

Câu 2: Từ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đầu tiên cho mình là gì?

Câu 3: Từ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”em học tập  được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Câu 4: Viết một đoạn văn  miêu tả tâm trạng của Dế Mèn khi gây ra cái chết cho Dế Choắt?

 Câu 5: Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích trong tác phẩm nào? của ai?

 Câu 6: Liên hệ với chợ ở địa phương, em thấy chợ Năm Căn có điểm gì độc đáo?

Câu 7. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau mà em đã học.

II. PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Câu 1: Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho mày đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố

mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.

a. Tìm ít nhất hai danh từ, cụm danh từ; hai động từ, cụm động từ trong đoạn trích trên?

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) miêu tả cách phòng chống bệnh nCoV trong đó có sử dụng ít nhất hai động từ, hai tính từ. Gạch chân các ĐT, TT đã sử dụng?

Câu 2: Tìm lỗi sai, nguyên nhân,cách sửa các câu sau:

   - Bạn Minh là một lớp trưởng gương mẫu nên ai cũng quý mến bạn Minh.

   - Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của dân tộc.

   - Có những trường hợp ta phải sinh động giải quyết với nhau.

Câu 3: Đặt câu có phó từ

a. Chỉ quan hệ thời gian.

b. Chỉ mức độ

c. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

d. Chỉ sự phủ định.

đ. Chỉ sự cầu khiến.

e. Chỉ kết quả và hướng.

f.  Chỉ khả năng.

III. PHẦN 3: TLV

Câu 1: Em phải miêu tả như thế nào để người nghe nhận ra đặc điểm của hoa mai? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu. Gạch chân dưới các từ miêu tả?

Câu 2: Em hãy tả lại một giờ học mà em ấn tượng.

0
9 tháng 12 2018

a, Các câu thứ nhất và thứ hai trong đoạn (a) là những câu kể diễn tả suy nghĩ của nhân vật, sử dụng dấu chấm hỏi là sai.

Ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)a) Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn chẳng có không.(2) Con có nhận ra con không ()(3) Cá ơi, giúp tôi với () Thương tôi với ()(4) Giời chớm hè () Cây cối um tùm () Cả làng thơm...
Đọc tiếp

Ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

a) Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.

(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn chẳng có không.

(2) Con có nhận ra con không ()

(3) Cá ơi, giúp tôi với () Thương tôi với ()

(4) Giời chớm hè () Cây cối um tùm () Cả làng thơm ()

b) Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ?

(1) Tôi bảo:

[...] Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

[...] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụi ấy đi.

(2) AFD đưa tin theo cách ỡm ờ : "Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy" (!?)

c) So sánh cách sử dụng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây và cho biết cách sử dụng dấu câu trong câu nào là hợp lí. Vì sao?

(1) - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

                                                                                                                               ( Trần Hoàng )

- nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

(2)- "Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường[...]

- Đệ nhất kì quan Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.

d) Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây có đứng không? Nếu không, hãy sửa lại cho đúng.

     Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên!

e) Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp

- Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi

- Động Phong Nha thật là "Đệ nhất kì quan" của nước ta

-Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết

g) Đoạn đối thoại dưới đây có dâu chấm hỏi nào không đúng? Vì sao?

-Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?

- Chưa? Thế còn bạn đã đến chưa?

- Mình đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?

h) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây.

Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì()

- Lạy chị, em nói gì đâu ()

Rồi Dế Choắt lủi vào ()

- Chối hả () Chối này () Chối này ()

Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng mỏ xuống ()

10
4 tháng 4 2016

dễ mà bạn lấy sách văn ra tìm ở mỗi bài văn có dấu gì thì bạn điền vào hoặc xem so bài văn trong sách với bài bạn đang làm xem bạn có điề dấu đúng không.

ai mà cũng giống ý mình thì tick nha! 

4 tháng 4 2016

tui biết nhưng đây là câu hỏi chứ tui không trả lời đâu

 

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến …” (Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi.

1
22 tháng 2 2018

a biểu cảm

b Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ.

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi       "Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thình thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra 4 cái lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

       "Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thình thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra 4 cái lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm."

Câu hỏi:

C1: Nhân vật chính trong truyện là ai?

C2:Người anh trong truyenj khi phát hiên em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi đã nghĩ gì?

C3: Từ "đen sì" trong câu:" Một hôm tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay" nghĩa là gì?

     A. Chỉ 1 thứ bột rất đen.

     B. Chỉ thứ bộ đen không sử dụng được.

     C. chỉ màu bột đen đục.

     D.chỉ thứ bột bốc mùi khó chịu.

C4:Trong đoạn văn trên, tac giả sử dụng phép so sánh mấy lần?

C5:Câu văn" Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không" thuộc loại câu nào?

C6. Nếu viết"quyết định bí mật theo dõi em gái tôi" thì câu mắc phải lỗ nào?

A.Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ.

C Thiếu động từ

D.Cả ba ý trên

0
HELP ME GẤP. 4 CÂU TH.AI NHANH MIK TICK CHO NHOAAAMột hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều...
Đọc tiếp

HELP ME GẤP. 4 CÂU TH.

AI NHANH MIK TICK CHO NHOAAA
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Câu 3: Trong văn bản chứa đoạn trích trên tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả                         B. Tự sự
C. Biểu cảm                      D. Tự sự và miêu tả
Câu 4 : Văn bản chứa đoạn trích được kể bằng lời của ai?
A. Lời người anh, ngôi thứ nhất                        B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba                                D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 5 : Khi tài năng hội hoạ của em được khẳng định, người anh đã có tâm trạng như thế nào?
A. Chê bai và không thèm quan tâm tới tranh của em
B. Ghét bỏ và luôn luôn quát mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, hay gắt gỏng và không thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7: Trong văn bản chứa đoạn trích trên vì sao người anh trai thấy xấu hổ khi em gái vẽ mình.
A. Em gái vẽ mình xấu quá
B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Lí do nào cho thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Người anh trai là người kể lại câu truyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh và cô em có tài hội hoạ

1
28 tháng 2 2020

3.D

4.A

5.C

7.C

9.A