K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

Sông Tô Lịch là con sông chảy qua quận Cầu Giay và Thanh Xuân.Con sông này lúc trước rát trong sạch mà giờ đây ô nhiễm nặng nề

.Càng ngày cảnh ô nhiễm của dòng sông càng lớn và rất phức tạp để giải quyết vấn đề này. Qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục nhưng hiện dòng sông này vẫn ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng.Đã có nhiều người dân bức xúc do vậy sau mỗi cơn mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, là y như rằng hơi độc từ dưới sông bốc lên. Những người kinh doanh hàng quán dọc hai bên bờ luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi. Không ít hộ gia đình có nhà ngay bờ sông đã không chịu nổi không khí ô nhiễm bởi quanh năm phải hít mùi xú uế từ sông bốc lên.Không chỉ người dân mà em cũng rất bức xúc về chuyện này

Ngay từ lúc này chúng ta hãy bảo vè môi trường cũng như bảo vệ cuộc sống của mình.Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đẻ có thể nghiên cứu ra nhiều thứ về môi trường cách phân hủy rác,thải các nước thải ra đâu mà hợp lí để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nới đây và những nơi khác

22 tháng 9 2016

 

Con sông Công hiền hòa khởi nguồn từ Định Hóa, uốn khúc quanh co để miệt mài mài về xuôi tạo nên hồ Núi Cốc trong nhiều trung tâm du lịch quốc gia. Sông Công chảy qua địa bàn xã Minh Tiến theo hướng Tây Bắc – Tây Nam. Minh Tiến là một xã nằm ở phía Bắc huyện Đại Từ với diện tích: 27,05 ha và số dân là 4320 người. Xã có mật độ dân cư thưa được tập trung ở hai bên dòng sông. Sông Công như một dải lụa mềm uốn  lượn quanh xã với chiều dài 6km. Có thể nói bao đời nay sông Công gắn liền với cuộc sống của người dân quê tôi. Sông cung cấp nước tưới cho mùa màng bội thu. Sông là chiếc gương trong vắt soi bóng những hàng cây lơ thơ rũ cành tha thướt. Sông soi bóng muôn hoa khoe sắc đôi bờ. Từng đôi chim truyền cành tiếng hót líu lo xen với dòng chảy róc rách, khi rì rầm tạo thành một bản nhạc quê hương in đậm trong bao tâm hồn các thế hệ đã từng sống ở đây…Tất cả tạo nên một khung cảnh quê hương tĩnh mịch, thanh bình và trù phú....

Nhưng đó là chuyên của ngày xưa, ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên nghiêm trọng. Cùng với các vấn đề như biến đổi khí hậu, sự suy thoái của nền kinh tế ... Thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là bài toán chưa có lời giải đáp. Ở Việt Nam và đặc biệt chúng tôi đang muốn nói tới sự ô nhiễm của các dòng sông trong đó có dòng sông Công quê tôi. Sông Công là một nhánh của sông Cầu bắt nguồn từ Định Hóa chảy qua một số xã của huyện Đại Từ trong đó có xã Minh Tiến chúng tôi.  Sông Công là nguồn cung cấp nước chính cho Hồ Núi Cốc khu du lịch lớn của tỉnh Thái Nguyên. Do đặc diểm của địa hình dòng sông ở mỗi vùng miền có sự khác nhau rõ rệt. Sông đối với con người Việt Nam không chỉ với ý nghĩa mang lại nguồn nước tưới tiêu mà nó còn đi vào tiềm thức của mỗi con người khi nhắc tới quê hương.

Tuy nhiên hiện nay do hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là các hoạt động công nghiệp của con người đang ngày càng gây ô nhiễm cho các con sông, trong đó có dòng sông Công. Thời gian gần đây dư luận bất bình về tình trạng gây ô nhiễm của dòng Sông Công chảy qua địa bàn xã Minh Tiến. Đó là tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác cát tràn lan, một số người dân chăn nuôi ở gần khu vực sông xả nước thải trực tiếp xuống sông, xác chết của đông vật do những đợt dịch bệnh nổi bồng bềnh trên mặt sông, vỏ các loại thuốc trừ sâu vứt bừa bãi...khiến chúng ta cảm thấy cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ sự ô nhiễm của dòng sông này

Nguồn nước thuộc khu vực sông Minh Tiến hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu.... Có nơi, hoạt động của các  máy hút cát trong khu vực sông đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.                 

Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng.Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.: Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Do lòng sông hẹp, độ dốc không lớn, việc khơi thông dòng chảy khó. Do tập quán sinh hoạt của người dân còn lạc hậu. Nhiều người do nhận thức còn hạn chế đã đổ rác thải, rác sinh hoạt xuống lòng sông: túi ni lông, bao bì, vỏ thuốc trừ sâu… Đặc biệt trong những đợt dịch cúm gia cầm, xác chết động vật như gà, lợn… người dân không đem đi chôn mà đem vứt hết xuống dòng sông  càng làm dòng sông thêm ô nhiễm. Đặc biệt hơn ở đây nạn khai thác cát một cách tràn lan bừa bãi làm thay đổi cả tính chất vật lí và hóa học của dòng sông lúc nào nước sông cũng có màu đục ngàu.
             

 
       Trong năm học vừa qua chúng em là những học sinh, đội viên tiên tiến được trường và đội thưởng cho chúng em chuyến thăm quan du lịch Hồ Núi Cốc. Ở đó chúng em được ngắm nhìn cảnh đẹp và được tắm mát. Cuộc đi dã ngoại đó đối với chúng em thật là vui và bổ ích. Thế nhưng bên cạnh niềm vui ấy chúng em lại thấy buồn và lo vì Minh Tiến quê em cũng là một xã mà dòng sông công chảy qua. Để Hồ mãi xanh tươi và đẹp thì sông phải sạch. Nhưng thực tế đoạn sông chảy qua quê em lại rất nhiều rác thải (Do thượng nguồn trôi về và do dân sống ở hai bên bờ sông trực tiếp thải ra)… Đó là tất cả những gì mà chúng em đang trăn trở suy nghĩ tìm tòi sao cho làm được việc có ích cho dòng sông quê mình.

Qua lời kể của ông bà, bố mẹ và lời giảng của các thầy cô giáo bộ môn Địa lý, Lịch sử, ‎Sinh học, Hóa học, Vật lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân,... đã giảng cho chúng em kiến thức phải làm thế nào để bảo vệ dòng sông, cách xử lí‎ rác của người dân. Vậy tất cả học sinh chúng ta cùng hành động: Tuyên truyền vận động tới người dân không vứt rác thải bừa bãi xuống dòng sông thông qua các hình thức: Phát thanh măng non, qua đài phát thanh của xóm, làng, tuyên truyền ủng hộ phong trào “Hãy bảo vệ dòng sông quê em”. Phát tờ rơi tuyên truyền cho mọi người dân hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm của dòng sông, hướng dẫn hình thức khắc phục tình trạng ô nhiễm, cách bảo vệ dòng sông quê em, bảo vệ môi trường sống quanh ta. Cùng tham gia các hoạt động xã hội như múa, hát tập thể, vẽ tranh để cổ động, hưởng ứng chủ đề “Em yêu dòng sông quê em”…

       

Dòng sông nơi ghi dấu ấn của tuổi thơ, suốt cả cuộc đời của mỗi con người dù đi bất cứ nơi đâu chúng em vẫn luôn hướng về quê hương nơi có dòng sông yêu dấu. Khi tình cờ đọc được bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh, có đoạn thơ tác giả viết khiến chúng em như được trở về đang lặn mình tắm mát dưới dòng sông quê yêu dấu.

                       “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                        Nước gương trong soi tóc những hàng tre

                        Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                        Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

                          …’’
       Chúng em mơ ước một ngày nào đó mỗi khi nhìn thấy dòng sông không còn những hình ảnh rác thải, để trả lại sự trong xanh của dòng sông như bài thơ trên. Để một sự sống mới lại bắt đầu được khởi nguồn, con đường chúng ta đang đi luôn có núi cao, rừng sâu nhưng cũng có trời xanh biển rộng. Các bạn hãy bước trên cuộc hành trình không mệt mỏi để bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp. Vì vậy mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình một việc làm, một hành động sao cho có ý nghĩa.

22 tháng 9 2016

có chép mạng không bạn?

25 tháng 10 2016

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

 

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.

Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Không chép mạng

27 tháng 10 2016

thanks bạn nhiều

5 tháng 10 2016

Bài này được không .undefined

5 tháng 10 2016

tự nghĩ đc ko bạn

Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".

Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.

Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.

Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.

Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.

Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng. 

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. 

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương. 

5 tháng 3 2018

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

k chép mạng viết từng ấy thôi k cho mik nha

5 tháng 3 2018

   Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

    Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người như đất, nước, không khí bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khoẻ, tinh thần… của con người, xã hội. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: đất, nước, không khí… Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ . Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông, hồ, ao, đầm. Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp.

    Tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.  Chất lượng cuộc sống của con người nói chung bị giảm sút: tinh thần hoang mang, lo âu, đặc biệt sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi cả làng nhà nào cũng có người mắc bệnh hoặc chết vì ung thư. Từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy chữa bệnh tật. Nhà nước cũng phải chi nhiều tiền cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

26 tháng 12 2021

TK:

Những câu hát vang vọng đâu đây "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng". Hoa phượng là loài cây gắn bó với tuổi học trò và những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời học sinh, phương là loài cây em yêu quý nhất.

  Mỗi lần ra chơi nhìn cây phượng góc sân trường, trong em lại xuất hiện những đốm lửa ấm nóng đến chói chang. Đúng vậy hoa phượng rực đỏ như muốn sống hết mình với tuổi học trò. Vòng nguyệt quế hoa phượng của niềm khát khao và làm cháy lên những niềm thương nhớ trong những ngày hè xa trường xa lớp. Sao ở sân trường mọi người hay trồng cây phượng nhỉ? Nhưng dù trông ở đâu thì học trò như em cũng yêu cây phượng nhất. Còn ai quen cây phượng bằng chúng em ngày hai buổi cắp sách tới trường.  Cây phượng ấy không biết trồng từ bao giờ. Lần đầu vào lớp 6 em đã thấy cây sừng sững ở góc sân trường, rễ cây to, trồi lên cả mặt đất, cây cao hơn cả cổng trường, to đến nỗi hai học sinh ôm mới hết được, vổ cây màu nâu sẫm, xù xì những vết hằn của thời gian. Cây phượng già. Mùa xuân đến phượng ra lá xanh xum xuê mát rượi ngon lành như lá me, dần dần xòe ra cho gió đưa đảy, lòng em lại phơi phới làm sao. Phượng che bóng mát, phượng tạo bầu không khí mát mẻ. Nhưng em cũng như các bạn chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng, chỉ còn nghe âm thanh tiếng chim hót trên cành phượng. Thế rồi một hôm bỗng đâu trên cành báo tin : "Mùa hoa phượng bắt đầu, mùa thi cử sắp đến." Nhớ lắm những giờ ra chơi, học trò chúng em quây quần bên gốc cây phượng. Nhớ lắm mỗi bình minh bừng lửa, rừng rực cháy trên cành, phượng nở nghìn mắt lửa, đỏ rực cả góc trường. Ve bắt đầu râm ran. Sau giờ ra chơi dường như ai cũng như em chẳng để ý đến cây phượng mà chỉ còn cặm cụi ôn thi chăm chỉ để đạt kết quả tốt mà thôi. Mùa hoa phượng vẫn cứ nở, nắng hè vẫn chói chang, ngày thi thì đã đến. Hoa phượng vẫn không buồn, gió khẽ trêu đùa làm hoa phượng rơi xuống. Nhớ lắm cánh hoa phượng ép chặt trong trang lưu bút, ,lưu giữ một năm học, vấn vương một mùa thi. Rồi đến ngày chia li về nghỉ hè, xa các bạn và các thầy cô giáo. Chắc cây phượng lưu luyến kỉ niệm mộng mơ của những người học trò như em.  

 Và rồi, ngày tổng kết năm học đã đến. Dưới tán phượng đỏ, em cũng như các bạn lưu luyến mà chia xa. Những nỗi niềm đó, hứa hẹn đó trao gửi hết cho cây phượng già giữ lại để suốt mùa hè phượng một mình rực rỡ góc trường. 

   Em mong sao phượng già vẫn luôn xanh tốt, vẫn ra hoa như thường lệ, luôn đồng hành bao thế hệ học sinh và chắc chắn rằng cây phượng sẽ giữu bao kỉ niệm của em, của tất cả các bạn cho đến khi chúng em trưởng thành vẫn về thăm trường, thăm cây phượng già.

26 tháng 12 2021

Ủa alo nhìn ko rõ à????

Ko chép mạng mà?

12 tháng 5 2020

1. Giải thích khái niệm "quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...

2. Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người:

- Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.

- Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng...

- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.

(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)

3. Trách nhiệm của mỗi con người:

- Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.

- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

- Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.

- Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở....