K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:"Ngày Huế đổ máuChú Hà Nội vềTình cờ chú cháuGặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh Ca-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng... - “Cháu đi liên lạcVui lắm chú àỞ đồn Mang CáThích hơn ở nhà!” Cháu cười híp mí,Má đỏ bồ quân:- “Thôi, chào đồng chí!”Cháu đi xa dần... Cháu đi...
Đọc tiếp

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

 

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

 

Ra thế
Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."

loading...

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.

Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 1,5GP; câu 5: 1,5GP; câu 6: 1,5GP; câu 7: 1,5GP; câu 8: 2GP)

13
28 tháng 4 2023

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

(Em chỉ làm được 4 câu thôi ạ)

28 tháng 4 2023

Vâng, tại cũng muộn rồi, nên để mai em suy nghĩ thêm và thử sức tiếp ạ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 5 2018

a. Từ "đầu" được hiểu theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Chỉ vị trí đầu tiên của bức tường.

b. Từ "đầu" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Chỉ bộ phận trên cùng của cây súng.

c. Từ "đầu" có nghĩa gốc. Chỉ bộ phận phía trên của cơ thể người.

21 tháng 2 2019
Từ tượng thanh Từ tượng hình
- Lộp bộp, róc rách, thánh thót, ào ào, lao xao, rì rầm, chan chát, vèo vèo, khùng khục, hổn hển - Lênh khênh, khệnh khạng, chễm chệ, đồ sộ, um tùm, ngoằn ngoèo, nghênh ngang, nhấp nhô, gập ghềnh, loắt choắt.
6 tháng 10 2021

căk biết

14 tháng 5 2018

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Chúc bạn học tốt !!! 

17 tháng 11 2021

Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chi cần trong xe có một trái tim. Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị. Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
24 tháng 1 2021

 ui cảm ơn bạn nhiều nha yeu

15 tháng 2 2022

Refer

Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

15 tháng 2 2022

chết dở chị ơi ;-;