K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GIỐNG ÂM NHƯNG KHÁC NGHĨA LÀ TỪ ĐỒNG ÂM

phân biệt, vd thì t chịu

từ đồng âm có cách đọc giống nhau

nhưng khác hoàn toàn nghĩa

15 tháng 8 2018

Tham khảo ( nguồn lazi.vn )

(1) Ngôi nhà đã được xây xong.
(2) Dọn nhà đi nơi khác.
(3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.
(4) Nhà Dậu mới được cởi trói.
(5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.
(6) Nhà ơi, giúp tôi một tay.
Như vậy, từ nhà có các nghĩa:
+ Công trình xây dựng để ở, làm việc (1);
+ Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2);
+ Gia đình, những người sống cùng nhà (3);
+ Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4);
+ Triều đình, dòng họ nhà vua (5);
+ Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6).
Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
- Từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào. Ví dụ từ đồng:
+ ruộng đồng
+ đồng (kim loại)
+ đồng (đơn vị tiền tệ)
+ đồng lòng

3 tháng 5 2023

-Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

VD 

*  +) Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều

+) Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp

*   +) Ông ấy cười khanh khách

+) Nhà ông ấy đang có khách

* +) Em bị cốc đầu

+)  Cái cốc bị vỡ

4 tháng 5 2023

cảm ơn bn nhé

6 tháng 8 2019

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

_ Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau). Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”.

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

*Giống nhau: các nghĩa của từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều giống nhau về âm thanh

*Khác nhau:

- Từ đồng âm: các nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau

- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa có 1 nét nghĩa giống nhau

6 tháng 2 2022

trường hợp 2 là đồng âm

từ đa nghĩa là từ đá trong câu 1

bàn cờ này đẹp quá

tôi đi bàn bạc với mấy đứa bạn

 

tôi chơi cờ rất giỏi

thấy thời cơ, anh ấy nhảy lên, thoát nạn

 

nước uống tăng lực number 1, cho thêm sức khỏe

nhà nước...

 

6 tháng 2 2022

hank pạn nhá

21 tháng 12 2022

Khái niệm: Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc miêu tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… Bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”.

Khái niệm: ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.

Khái niệm: So sánh hay còn gọi  tỉ dụ  phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.

Khái niệm: Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp khác như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Khái niệm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

Ví du: 

Cô ấy ghi được chín điểm (chín: chỉ là một số).

+ Ruộng đầy lúa chín (chín: lúa sắp gặt).

Khái niệm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.

Ví dụ: 

+ Ruộng đồng lúa chín (nghĩa gốc).

+ Suy nghĩ chín điểm rồi nói (Chín điểm: suy nghĩ thấu đáo, tuyệt đối).