K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2019

áng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.

Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.

Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.


chúc bạn hok tốt

29 tháng 3 2019

Bài làm:

Trong vương quốc của các loài chim, sơn ca được người ta yêu quý mà đặt cho danh hiệu "danh ca" của rừng xanh bởi tiếng hót của đặc biệt, không trộn lẫn của chúng. Và đó cũng là loài chim quen thuộc ở quê hương em. 

Buổi sáng đẹp trời, khi ông mặt trời vừa mới thức dậy và nhô mình lên khỏi lũy tre làng, vạn vật như bừng tỉnh giấc sau một đêm dài ngủ ngon. Không khí trong lành và mát rượi. Làn sương mỏng quấn quít trong không gian lưu luyến như chẳng muốn rời. Bốn bề tĩnh lặng và bỗng từ đâu vang lên từng hồi từng hồi thứ âm thanh trong trẻo cao vút. A, thì ra là chú chim sơn ca đang cất cao tiếng hót của mình như một bản nhạc chào ngày mới của riêng chú. 

Sơn ca là loài chim nhỏ, con trưởng thành cũng chỉ bằng hai bàn tay người lớn úp lại. Màu lông của chúng rất đơn giản, sắc lông chỉ từ vàng nhạt đến nâu đậm. Chú chim sơn ca đậu trước sân nhà khoác lên mình bộ lông màu nâu sẫm có những đốm đen điểm xuyết trên đầu cánh như trang sức mà thiên nhiên dành tặng cho chú. Cái đầu của chú ta nhỏ, tròn như quả trứng. Phía trên đầu có một chùm lông, dựng thẳng đên như một chiếc vương miện. Đôi mắt chú nhỏ, đen như hạt đỗ. Cái mỏ bé xíu màu vàng cứ chuyển động liên tục. Chân của chú nhỏ, ngón chân sau khá dài. Cái đuôi chú khá dài, cong và hơi chúi xuống đất để giữ thăng bằng khi di chuyển.  Đặc biệt, điểm nổi bật của sơn ca là chỉ đi chứ không nhảy giống họa mi, vành khuyên hay chích chòe. Khi bay chúng thường bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa hạ cánh vừa hót từng hồi. Tiếng hót của sơn ca rất hay, trong và cao. Có lẽ đó cũng là lý do sơn ca được người yêu chim trân trọng và nâng niu. 

Ông và bố em thường thức dậy từ sớm tin mơ rồi pha một ấm chè đặc rồi ngồi nhâm nhi trước sân nhà rồi lắng nghe tiếng hót của chim sơn ca. Đó là sở thích đặc biệt của ông và bố. Ông và bố nói với em rằng đây chính là quãng thời gian thảnh thơi, thoải mái nhất trong ngày của hai người. Hai người thường ngồi im lặng, nhấp một ngụm trà rồi nhắm mắt lại lim dim. Lúc ấy, em thấy khuôn mặt của ông và bố như giãn ra, hạnh phúc lắm. Thì ra, những thú vui bình dị, những con vật gần gũi, những thứ âm thanh quen thuộc của làng quê lại ấm áp và khiến cho người ta thương nhớ và hạnh phúc đến thế.

Tiếng chim sơn ca trong trẻo và nhưng buổi sáng ngồi cùng ông với bố trước sân nhà có lẽ sẽ là những kỉ niệm tuổi thơ mà em không bao giờ quên trong suốt cuộc đời này. Vì chỉ cần nghe tiếng chim sơn ca, em như được nhìn thấy hình ảnh của ông với mái tóc bạc trắng cầm cốc nước chè thong thả uống và khuôn mặt với nụ cười hiền hậu của bố....

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho vùng đất này. Mỗi buổi chiều, sau khi ông mặt trời dần đi về phía Tây chân trời lại có những cơn mưa nhỏ to xuất hiện. Dường như chúng chỉ đợi ông Mặt Trời nghỉ ngơi mới dám lẻn xuống trần gian.

Chiều hôm qua cũng vậy. Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một cơn gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.

Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau, sân nhà em đã lưng nước.

Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.

Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

 
6 tháng 8 2018

Nơi em ở là một vùng quê yên bình, êm ả. Bây giờ là cuối tháng năm, mùa gặt lúa. Buổi sáng trên quê hương em, những ngôi nhà hiện lên với một vẻ đẹp giản dị nhưng rất đáng yêu. Lúc trời mới lờ mờ sáng, những mái nhà còn e ấp sau những làn sương mỏng nhẹ: mái ngói rêu phong đã chuyển sang màu nâu đỏ lấp ló sau những lùm cây nhãn, cây xoài; những mái tôn nhà tầng màu đỏ rực tươi tắn vươn lên như muốn khoe dáng vẻ mạnh mẽ, khoẻ khoắn,... Tất cả đan xen lẫn nhau cùng chung một không gian yên tĩnh, trầm lặng. Nhiều nhà dạy sớm để nấu bữa sáng cho kịp giờ ra đồng. Những ô cửa sổ chợt biến thành những ô ánh sáng, chúng làm hiện rõ dáng hình người mẹ, người chị đang tất bật cho bữa ăn đầu tiên trong ngày của cả gia đình. Từ những mái ngói đơn sơ, từng cuộn khói bếp hay lên quyện vào sương mai buổi sớm... Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh những ngôi nhà của quê hương.

6 tháng 8 2018

Phải đứng trên cầu Thăng Long mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của buổi sớm bình minh trên quê hương em.Quay mặt về hướng Đông, phía trước là dòng sông Hồng từ nguồn chảy xuôi ra biển; bờ nam của sông là bến Chèm với những ngôi nhà cao tầng mọc san sát đã bắt kịp nhịp độ đô thị hoá của Hà Nội; bên bờ hắc, xã Võng La với những mái nhà ngói rêu phong nằm lặng lẽ dưới những vòm cây. Khi trời mới tờ mờ sáng, dòng sông như một dòng sương mông lung và mờ ảo. Nhà cửa, làng xóm hai bên bờ vẫn như mơ màng nằm ngủ yên trong sương. Mặt Trời lên đỏ rực và tròn trịa như nhô lên từ thượng nguồn sông Hồng. Trong khoảnh khắc, dòng sông như đỏ rực lên vì phản chiếu sắc màu rực rỡ của Mặt Trời. Những tia nắng ban mai làm sương sớm dần tan hiến để lộ ra sắc nước đỏ au lấp lánh và những con thuyền chài, thuyền chở than đang chạy phành phành trên sông. Những xoáy nước và cái mênh mông của sông Hồng dễ khiến ta choáng ngợp níu không có những nhà cửa, cây cối hai bên bờ. Sương dần tan, làng xóm hiện ra khiến ta lầm tưởng những toà lâu đài bừng tỉnh sau giấc ngủ ngàn năm. Những mái nhà đỏ, những lùm cây xanh đan xen nhau kiêu hãnh khoe dáng vẻ đẹp đẽ của mình dưới ánh ban mai.Quê em đẹp như một bức tranh mà nhà họa sĩ tài năng đã bỏ ra bao công sức tạo thành.

8 tháng 2 2017

1 MAT GIAY HOC NHIEU HON CUNG DUOC

8 tháng 2 2017

Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rồi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rồi tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cứ như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

4 tháng 4 2018

Con chích chòe có cái mỏ nhọn hoắt, đen bóng như sừng. Đầu nó nhỏ mà tròn. Mình nó thon thon. Đuôi dài và đen, lông xếp lại vừa bằng, vừa gọn như cái quạt giấy gấp. Ởhai cánh và đuôi có điểm vài đốm trắng trông thật vui mắt. Ngực nó trắng xám, những lúc nó hót, ngực căng tròn lên, khỏe mạnh. Dưới bụng phủ một lớp lông mềm và mượt. Đôi chân nhỏ trông khẳng khiu nhưng rất cứng, một lần bay vù từ cây nọ sang cây kia, chích chòe đậu vững ngay trên cành nhỏ. Hoặc khi ca hát, nó xòe cánh ra, cái đuôi cất lên hạ xuống theo điệu hót mà chân vẫn bám chặt trên cành.

Mỗi buổi sáng, ánh ban mai vừa rạng, chích chòe lại hót. Tiếng hót của nó lúc đầu còn rơi từng tiếng một. Dần dần càng hót càng mau. Tiếng nọ tiếp tiếng kia đổ hồi, réo rắt như một chuỗi nốt nhạc rung lên trên phím đàn. Con này vừa hót thì từ xa, một con khác cũng cất tiếng hót rộn ràng và thánh thót.

Khi mặt trời lên, bọn chim sẻ kéo nhau tới, bay sà xuống sân đuổi nhau, cãi nhau ầm ĩ thì tiếng hót của chích chòe cũng vừa im bặt.

14 tháng 6 2016

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến!Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon.Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến.Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng ,mệt mỏi.Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về,sao lại mơn man quá!Những chiếc lá bàng rơi xuống sân,lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ:Bay đi!Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

14 tháng 6 2016
Thật vui biết bao khi mùa hè đến phải không các bạn ? Khi mùa xuân rảo bước ra đi, mùa hè đầy nắng gió lại tớ.Trên bầu trời cao trong xanh không một gợn mây, những tia nắng tinh nghịch nô đùa một cách vui vẻ. Những chú chim từ đâu bay ra thích chí cùng hồn nhiên bay lượn với làn may biếc. Chị gió cùng hòa mình với mặt trời le lói len lỏi vào những khe lá tạo nên mầu ngọc bích tươi trẻ. Những chú ve sầu thi nhau ca lên những khúc nhạc lí thú. Người và xe nườm nượp đổ về nhà trong thời tiết khắc nhiệt. Mùa hè đến cho tụi học sinh chúng tôi một kì nghỉ lí thú nhưng làm sao có thể quên được những hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rục như vẫy gọi mặt trời cơ chú. Những màu sắc mùa hè thật là cháy bỏng.  
13 tháng 2 2019

<a href='#'>ttttt</a>

17 tháng 4 2018

Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước, những vùng thị thành giàu có cho đến những vùng nông thôn bình dị, nhưng nơi mà tôi thấy đẹp nhất vẫn là nơi tôi sinh ra và lớn lên - quê hương tôi.

Quê hương tôi là một vùng quê trù phú, tốt tươi. Vào những ngày nắng nóng oi bức, tôi rủ lũ bạn ra rừng bạch đàn hóng mát. Mắc võng trong rừng bạch đàn, nghe tiếng lá cây thầm thì, nhìn con sông êm ả chảy xuôi mà lòng tôi có cảm giác sảng khoái lạ thường. Nhìn lên trời cao, trời xanh biếc không một gợn mây, cao và rộng. Những khoảng trời bình yên như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo. chỉ thấy mấy chú bướm vàng mải chơi, quên cả đường về. Gió lên, mát rượi. Gió làm những khóm cỏ rung rinh, làm con diều bay cao vút, mang theo những ước mơ, những khát vọng của chúng tôi. Diều cũng là một niềm vui của trẻ thơ. Xa xa, chúng tôi nhìn thấy một vườn lựu, hoa đỏ thẫm giữa những chùm lá xanh mướt. Hoa lựu như những hạt nắng được chiếu vào vườn để làm cho khu vườn thêm rực rỡ. Cả khu vườn như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp!

Quê hương tôi thật đẹp! Tôi yêu quê nhiều lắm!

22 tháng 3 2019

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

17 tháng 1 2018

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.


17 tháng 1 2018

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.