K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1)      Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này- các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ- gánh một phần trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại chp thế giới ấy.
                                                      (Phê- đê- ri- cô May- o, Giáo dục-       Chìa khóa của tương lai)
b) Một ngày cuối năm năm mươi tám-  năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càng lớn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu đã hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cảm cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
                                                               (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
c) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.
                                                                  (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê)
d) Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giây lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.

                                                                    (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
e) Chao ôi bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận thử thách.
                                                                       (Ngữ Văn 9, tập

1
22 tháng 3 2022

a, TP phụ chú

b, TP phụ chú

c, TP hỏi đáp

d, TP tình thái

e, TP cảm thán

3 tháng 12 2019

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)

→ Thành phần gọi – đáp: này

b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)

→ Thành phần phụ chú: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ.

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi...
Đọc tiếp

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".

1
12 tháng 7 2020

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

b) PTBĐ : tự sự

c) Trong từng giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà mà ông chưa trao được cho con.Tuy rằng sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.Đó là ánh nhìn của một người sắp ra đi nhưng chứa đựng trong nó là một tình cảm thiêng liêng cháy bỏng của ông.Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn tình yêu thương chân thành , chứa đựng cả nỗi đau xót đến tột cùng khi không ông không còn có cơ hội để gặp lại đứa con gái .Đó còn là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con bất diệt , mãi tồn tại trong cả ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể , không bao giờ hủy diệt được tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng, cao quý.

27 tháng 2 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt - Nghị luận

Câu 2: Thành phần biệt lập "các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng"

=> Thành phần phụ chú

Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.       • Tôi sẽ mang về trao tận tay cho...
Đọc tiếp

Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.       • Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.       Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

a ) nhân vật "tôi", "anh " ở đây là những ai

b)nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

c) tìm và phân tích biện pháp tu từ có trong câu " tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói .Đến lúc ấy,anh mới nhắm mắt và đi xuôi "

d ) theo em vì sao nhân vật "tôi" không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy và thỉnh thoảng cứ nhớ lại đôi mắt của anh

0
Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.       • Tôi sẽ mang về trao tận tay cho...
Đọc tiếp

Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả tại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh.       • Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.       Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

a ) nhân vật "tôi", "anh " ở đây là những ai

b)nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

c) tìm và phân tích biện pháp tu từ có trong câu " tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói .Đến lúc ấy,anh mới nhắm mắt và đi xuôi "

d ) theo em vì sao nhân vật "tôi" không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy và thỉnh thoảng cứ nhớ lại đôi mắt của anh

2
31 tháng 1 2022

Câu 1

Nhân vật “anh” ở trong đoạn trích trên là ông Sáu.
Nhân vật "tôi: ở trong đoạn trích là bạn ông Sáu là Bác Ba
Câu 2

Lúc này ông đang bị thương nặng, trong giây phút cuối cùng ông nhờ đồng đội trao lại kỉ niệm cho con gái là Chiếc lược ngà ông đã làm xong.

Câu 3 : Biện pháp nói giảm nói tránh

31 tháng 1 2022

Em tham khảo:

3 câu kia bạn CTV trước trả lời đúng rồi em nhé, em tham khảo ý cuối:

Ông Ba “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” bởi nhiều lí do. Đó là cái nhìn đặc biệt của người chứng kiến. Trong cái nhìn ấy, chứa đựng bao điều cần nói mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Nó như một lời trăn trối cuối cùng. Nó là sự trao gửi đầy tin cậy của ông Sáu với người bạn, người đồng chí đồng đội của mình. Ông Sáu trao cây lược nhưng cũng chính là trao lại tình cảm và trách nhiệm của người cha cho người bạn thân thiết của mình với sự cầu khẩn và tin cậy.

10 tháng 7 2019

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

20 tháng 2 2019

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)