K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2018

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI THCS DIỄN HOÀNG                         Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc                                                 
                                                                  Diễn Hoàng, ngày      tháng     năm 2015
 
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ – ĐỀN BÀ QUẬN
 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XÃ DIỄN HOÀNG NĂM HỌC 2015 - 2016
 
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực của PGD&ĐT huyện Diễn Châu;
Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương;
Căn cứ phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường THCS Diễn Hoàng;
Thực hiện phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THCS Diễn Hoàng;
          Liên Đội trường THCS Diễn Hoàng lập kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng  năm học 2015 - 2016 với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
          Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
          Thông qua đó giúp cho các em Đội viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
 Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.    
II. Nội dung thực hiện : .
a/ Đoàn viên - Đội viên :
- Tham gia dọn vệ sinh khu vực Nghĩa Trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận theo sự phân công của thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng cây, tuyên truyền sâu rộng cho các bạn đội viên tham gia thực hiện theo kế hoạch.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ tình nguyện ngày Chủ nhật “ Xanh, sạch, đẹp ”, tổ chức thảo luận, đăng ký, cam kết thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với TPT để thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để chỉ đạo trong các buổi học sinh làm vệ sinh ở nghĩa trang, đền Bà Quận và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự an toàn trong lao động của học sinh.
b.  Biện pháp:
* Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
- Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
- Phối hợp với xã thực hiện theo kế hoạch
* Đối với các Chi Đội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
- Đem đầy đủ dụng cụ
- Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện.
c. Thực hiện trong năm học 2015 – 2016
- Dọn vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ, đền Bà Quận: Mỗi tháng 01 lần
-  Vệ sinh khu vực sân học thể chất mỗi tuần 1 lần
          Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVCN, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
 
HIỆU TRƯỞNG                                                    NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
                                                                                                 TPT
 
 
 
Quế Thanh Hải                                                      Nguyễn Đức Trọng

20 tháng 3 2018

                                                         KẾ HOACH CHĂM SÓC NGHĨA TRANG THCS THỤY BÌNH

                   ĐỘI TN TP HỒ CHÍ MINH
                   LĐ TRƯỜNG THCS THỤY BÌNH
                   Số 05 KH/ LĐ                      

                                                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thụy Bình, ngày 10 tháng 9 năm 2015
 
                                                                                      KẾ HOẠCH
                                                       CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ DƯƠNG, BÌNH, VĂN
                                                                               Năm học: 2014 - 2015

- Nhằm hưởng ứng phong trào xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ giáo dục phát động.
- Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD – ĐT huyện Thái Thụy về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương.
- Thực hiện theo kế hoạch của Liên Đội năm học 2011 – 2012.
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội Viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra. 
II/ Thời gian, địa điểm, đối tượng:
- Liên đội phân công thực hiện việc chăm sóc Đài tưởng niệm định kì theo tháng với các khối lớp (1lần/2 tháng).
- Tổ chức dâng hương, thăm viếng Đài tưởng niệm vào các ngày lễ lớn trong năm.
III/ Phân công nhiệm vụ:
-Chỉ đạo chung : Đ/c Hiệu Trưởng
-Lập kế hoạch, nội dung : Đ/c TPT
-Phân công nhiệm vụ và dụng cụ lao động:
+ Các lớp phải đem các dụng cụ sau: 4 bao đựng rác, 1 cuốc bàn, 1 chổi đốt, 1 rựa, còn lại đem chổi sương.
+Nội dung lao động: Nhổ cỏ, nhặt đá trong nghĩa trang, quét rác…
III/ Nội dung chương trình chăm sóc nghĩa trang:
-Ổn định tổ chức.
-Tuyên bố lí do.
-Phân công các Chi Đội về vị trí lao động, tiến hành lao động.
-Nghiệm thu, đánh giá kết quả.
-Nghi lễ, dâng hương, kết thúc buổi lao động.
IV/ Biện pháp:
1/ Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
-Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
-Phối hợp với Phường thực hiện theo kế hoạch
2/ Đối với các Chi Đội:
-GVPT phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
-Đem đầy đủ dụng cụ
-Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện

Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ Dương, Bình, Văn đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVPT, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.

                                                                                                                    HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

7 tháng 4 2022

bn ghi dấu vào được ko

8 tháng 4 2022

hong duoc

 

10 tháng 3 2016

 Chỉ cần ta nhấn một nút gắn ngoài cửa thì một cái chuông ở đâu đó sẽ vang lên báo hiệu cho người khác biết. Bên trong chuông điện có gì, và chúng được cấu tạo ra sao để biến dòng điện thành âm thanh? Có nhiều loại chuông điện từ cho âm thanh khác nhau tùy vào mục đích sử dụng nhưng chúng đều có một nguyên lý chung đó là dùng từ trường để tạo ra những tác động cơ học đến các thiết bị tạo âm thanh. Bộ phận chính trong mọi chuông điện chính là một nam châm điệm. Nam châm điện có cấu tạo chính là một cuộn dây điện quấn quanh một lõi kim loại từ tính như sắt hay thép. Chúng hoạt động trên nguyên lý rất đơn giản như sau: Khi có dòng điện đi qua cuộn dây chúng sẽ tạo ra một từ trường trong lõi kim loại. Cuộn dây sẽ khuếch đại từ trường này và khi đó nam châm điện có thể hút các vật chất bằng sắt thép xung quanh nó giống như một nam châm vĩnh cửu thông thường. Khi chúng ta nhấn nút chuông cửa, thì dòng điện gia đình sẽ được khép kín. Đầu tiên dòng điện này sẽ đi qua một máy biến áp đơn giản để giảm điện áp xuống khoảng vài vôn để vận hành chuông điện. Tiếp đó dòng điện đã được giảm áp này sẽ đi vào trong hệ thống mạch của chuông điện. Mạch chuông điện là một mạch tự gián đoạn. Một mạch chuông đơn giản nhất bao gồm các chi tiết cơ bản (theo sơ đồ) sau: mạch điện mắc nối tiếp với một lá sắt qua một tiếp điểm. Một đầu lá sắt gắn với đầu gõ chuông, đầu kia nối với một lá thép đàn hồi được cố định bởi chốt kẹp. Nam châm điện được gắn vào hai đầu dây dẫn sao cho vị trí của nó có thể hút được lá sắt. Tất cả tạo thành một mạch khép kín. Khi ta ấn vào nút chuông điện, dòng điện đi vào mạch điện sẽ tạo thành một mạch kín, khi đó nam châm điện hoạt động và từ đó gây ra từ tính, hút lá sắt về phía nó đồng thời gây ra tiếng kêu do một đầu lá sắt gõ vào chuông. Tuy nhiên khi đó, lá sắt sẽ hở ngay tiếp điểm làm mạch điện bị ngắt khiến nam châm điện mất tác dụng và thả lá sắt ra. Lá sắt lại chạm vào tiếp điểm, mạch lại được đóng kín và quy trình này cứ lặp đi lặp lại miễn là chúng ta vẫn ấn vào nút chuông điện. Bằng cách này, các nam châm điện tự tắt mở, gây ra âm thanh không ngừng. Cũng với nguyên tắc này, người ta có thể thiết kế ra nhiều loại chuông điện có âm thanh khác nhau như tiếng chuông rè báo hiệu giờ học, tiếng còi cứu hỏa hay tiếng “kính coong” quen thuộc trong gia đình. Hiện nay, ở nhiều nơi con người bắt đầu thay thế chuông điện từ bằng cách loại chuông điện từ. Loại chuông điện tử không có bất kỳ châm điện hoặc thanh điệu. Thay vào đó, nó có một mạch tích hợp (IC) không cần dây và phát ra những bài hát hay tiếng nói đã được cài đặt sẵn. Tuy nhiên, chuông điện từ vẫn hiện diện ở khắp mọi nơi nhờ sự đơn giản mà hiệu quả của nó.

19 tháng 3 2018

khiếm sợ

22 tháng 2 2017

HO MINH VOI

5 tháng 5 2020

GOOBYE

9 tháng 4 2020

Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.

* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.

* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.

- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.

- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.

- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.

* Cấu trúc câu lí giải:

- Không: rượu, hoa, không gian.

- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.

=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.

+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.

+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.

=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.

- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

7 tháng 12 2017

dàn ý nè bạn

 + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

   Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

   + Thân bài:

   + Tả hình dáng của em bé:

   Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

   + Tả hoạt động, sở thích của em bé:

    - Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

    - Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

    - Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

    - Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

    - Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

   + Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

còn đây là văn

Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Kẹo. Em đã được 24 tháng tuổi.

Kẹo thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. 

Khuôn mặt Kẹo tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. 

Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. 

Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.

Cái mũi của nàng công chúa Kẹo hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến  ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.

Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở.

Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo.

Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp.

Móng tay, móng chân  bé như những nụ hồng chúm chím. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.

Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. 

Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Kẹo lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười!

Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Kẹo đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò.

Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. 

Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Kẹo lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm.

Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra  những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.

Những lúc như vậy, Kẹo ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi  lần được xem lại reo hò sung sướng.

Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.

đây nha bạn 

nhớ tk mk đấy