K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2021

Tục ngữ dân tộc Mông

1. "Bạc vàng trên đỉnh núi

Muốn ăn đủ thì hỏi đôi tay"

-Nội dung: Câu tục ngữ nói về sự làm lụng, chịu thương, chịu khó làm ăn của con người. "Bạc vàng" là của cải, là miếng cơm, manh áo, là sự ấm no, đủ đầy. Nhưng để có được những thứ tốt đẹp ấy đòi hỏi con người phải tự mình làm lụng, cố gắng, phấn đấu không ngừng. No hay đói là phụ thuộc vào sự cố gắng từ đôi bàn tay của chúng ta.

-Ý nghĩa: Khuyên con người phải chăm chỉ, cố gắng làm việc khi ấy mới có cuộc sống tốt hơn. Chớ lười biếng mà "há miệng chờ sung". 

2. "Gốc cây nào mọc lá ấy

Gốc cây gỗ không thể mọc tre pheo."

-Nội dung: Câu tục ngữ bàn về bản chất của sự vật, sự việc là không thể thay đổi. Ví như "gốc cây gỗ" không thể "mọc tre pheo". Bản chất của cái thiện là cái thiện, ngược lại cái ác vẫn chính là cái ác.

-Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định bản chất của mọi sự việc trên đời này là không thay đổi.

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 

Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

12 tháng 3 2022

Thay theo dõi bằng báo cáo nhé trừ chữ thei dõi cuối

7 tháng 11 2021

Nghèo thì phải trung thc ko nên đi ăn cấp