K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 3Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 3

Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1.     Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn trích trên là ai?

2.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

3.     Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?

4.     Câu văn : “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu nào? Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

5.     Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của bộ phận gạch chân trong các câu: “ Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” là gì?

6.     Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định ( gạch chân và chỉ rõ)

2
25 tháng 5 2021

1. Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

2. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Thể loại: tấu

3. Học cách sống và cách đối xử với mọi người

4. Kiểu câu rút gọn

Biện pháp nghệ thuật: so sánh

5.  Lên án gay gắt lối sống hèn kém, vị kỉ, tha hóa biến chất của bọn cầm quyền thời xưa, và thể hiện lòng thương cảm với nhân dân.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Câu 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:” Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình “Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.Có một số bạn cho rằng ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không băng tay quen” là quan niệm sai lầm. Thực tế không phải như vậy! Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại.Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:-...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

16 tháng 9 2023

a. Câu cảm bởi thể hiện cảm xúc trân quý, quý trọng giá trị của hạt xôi nếp

b. Thành phần biệt lập: đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi

- Đề tài của truyện: trẻ em

- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên

Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật

Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.

- Cốt truyện: 

1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn  chim chìa vôi.

2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.

3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.

4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.

Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đọan văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4).

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
11 tháng 3 2023

a. em không thấy dấu chấm lửng ạ

b. Xác định: luôn, thì, còn, đã.

Chức năng: giúp câu văn thêm mượt mà, tăng sức diễn đạt cho người viết khi nói về một sự vật sự việc.

c. 3 từ: rặt, cặm, bồ.

d. Chủ đề xuyên suốt: hoạt động của những ngôi nhà ở làng quê.

Trình tự sắp xếp không được liền mạch.

Vì theo ý nghĩa và nội dung câu văn, câu (1) phải liền tiếp với câu (4), rồi đến đoạn (2) và (5) cuối cùng.

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống...
Đọc tiếp

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống tự lập, có thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. Đơn giản vì từ nhỏ, các bạn đã quen được có người làm thay mọi việc, không phải vào bếp giúp mẹ hay tự nấu nướng, làm việc nhà...Thậm chí, một số bạn trẻ không nỗ lực trong học tập, bỏ học, suốt ngày tụ tập chơi bời vì nghĩ đã có gia đình lo cho tương lai. Đó là một thực trạng đáng lo ngại.

1/ Em hãy tìm 1 từ láy có trong đoạn văn và đặt câu với từ láy vừa tìm được.

2/ Dựa vào đoạn văn em hãy chỉ ra biểu hiện của tự lập được thể hiện qua những mặt nào?

3/ Theo em, tại sao chúng ta không nên sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình mà cần phải có tính tự lập? 4/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

5/Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép tu từ đó ( Điệp từ/ liệt kê/ so sánh/ nhân hoá)

6/Tìm cặp từ đồng nghĩa.

7/Tìm cặp từ đồng âm

8/Tìm 1 đại từ

9/Tìm 1 cặp từ trái nghĩa

10/ Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên học sinh có phần lơ là học tập,không còn tự học như trước. Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về tầm quan trọng của việc học

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. 

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Ngoại hình

Nhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản. 

Hành động

- Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. 

- “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi

- “Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”

- “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”

Ngôn ngữ

- Những lời đối thoại của Hồng  với bà cô đều rất phải phép,, không có gì là chưa đúng mực, cậu bé luôn cúi đầu lắng nghe dù rất bực tức. 

- “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi”, ngôn ngữ tự nhiên, thân mật. 

Nội tâm

- Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người:

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

-  Niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng trỗi dậy

- Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thíc nhưng cư xử rất phải phép.

- Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày. 

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

Nhân vật tự kể.

 

 

b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát

4 tháng 9 2017

15 tháng 9 2023

a.

Nội dung chính

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

Tính lô-gic

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí.

- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết

b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.

c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.