K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ , địa phương em đã tổ chức những hoặt động là : đến thăm viếng mộ các anh hùng liệt sĩ

Là học sinh tiểu học, em đã làm những gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ là: phải là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là một người công dân tốt

20 tháng 5 2021
Luôn chăm chỉ học hành làm tốt nhiệm vụ của công dân tương lai đất Nước mai sau
10 tháng 10 2019

a) Các hoạt động ở địa phương em:

- Thăm hỏi các gia đinh thương binh, liệt sĩ vào các ngày lễ.

- Giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn.

b)

- Tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu, đường Võ Thị Sáu, công viên Võ Thị Sáu.

- Đường Trương Định

16 tháng 11 2019

Đề 1:

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-oOo-

Ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG... NĂM….

CỦA TỔ ... LỚP .... TRƯỜNG….

Kính gửi: Cô giáo lớp...

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ... trong tháng... năm... như sau:

Số lượng bạn trong tổ tham gia:...

Thời gian tham gia:...

Tên gia đình được giúp đỡ:..

Các công việc đã làm để giúp đỡ gia đình đó...

a) Về ý thức:Các bạn tham gia đầy đủ, đến đúng giờ, làm việc tích cực, gọn gàng, cẩn thận.

b) Số lượng công việc đã làm được

- Số buối làm: 2 buổi/ tuần, tổng số 8 buổi/ tháng.

- Các công việc đã làm để giúp các gia đình:

   + Nhặt cỏ vườn, dọn cỏ lôi đi, quét sân, quét nhà.

   + Trồng và chăm sóc ba luống rau.

   + Làm vệ sinh giếng và bể nước ăn.

Tổ trưởng

Kí tên

Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).

23 tháng 4 2019

Có anh chị nào làm ngắn gọn được không ạ ?? 

1 tháng 4 2017

- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự

- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.

- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..

- …


30 tháng 6 2019

- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự

- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.

- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..

12 tháng 4 2022

giúp em với ạ huhu

 

-Bảo vệ đất nước 

-Giữ gìn bảo vệ truyền thống tươi đẹp của người dân

 

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

23 tháng 11 2018

Đáp án là A